Author: Nguyen The Anh

Câu hỏi ngược khi phỏng vấn

Các bạn Kỹ sư đã bao giờ nghe cụm từ “câu hỏi ngược”?

Khi chuẩn bị kết thúc một buổi phỏng vấn việc làm, thông thường nhà tuyển dụng sẽ đưa ra câu hỏi “Bạn / anh / chị có câu hỏi hay vấn đề gì cần được giải đáp không?”. Trong hầu hết thời gian trước đó, đa phần là nhà tuyển dụng hỏi còn bạn thì trả lời, đây chính là thời điểm mà bạn được chủ động đặt ra các câu hỏi ngược lại hay thậm chí đưa ra các ý kiến cá nhân của mình một cách chủ động nhất.

Câu trả lời “Tôi không có câu hỏi gì cả” sẽ thật sự là điểm trừ với bất cứ ứng viên nào. Một số nhà Tuyển dụng cho rằng “câu hỏi ngược” trong buổi phỏng vấn sẽ tỉ lệ thuận với mức độ quan tâm, mong muốn làm việc của ứng viên,  bởi vậy việc “không có câu hỏi nào” đồng nghĩa với việc bạn thể hiện sự hời hợt với cuộc phỏng vấn hiện tại cũng như với công ty. Ngoài ra, câu hỏi ngược không chỉ nhằm tìm kiếm hay mong muốn giải đáp một thông tin nào đó, nó cũng chính là cơ hội để bạn “PR” thêm về bản thân mình.

Bài viết lần này, TalentHub sẽ cung cấp một vài tips về Câu hỏi ngược giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà Tuyển dụng.

Những câu hỏi ngược nên được chuẩn bị chu đáo

Chiến thuật cơ bản nhất là bạn nên chuẩn bị sẵn chi tiết một vài câu hỏi từ trước, và chọn ra câu hỏi nào phù hợp, tự nhiên nhất cho hoàn cảnh phỏng vấn hiện tại. Tốt hơn nữa, bạn nên chuẩn bị các câu hỏi ngược cho nhiều kịch bản, trường hợp khác nhau. Ví dụ như:

  • Câu hỏi ngược dành cho người phỏng vấn đơn lẻ
  • Câu hỏi ngược dành cho người phỏng vấn là HR / quản lý nhân sự
  • Câu hỏi ngược dành cho người phỏng vấn là người trực tiếp làm việc với mình tương lai

Trên đây chỉ là một vài ví dụ, vì các câu hỏi ngược này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố phát sinh từ buổi phỏng vấn, do đó bạn cần chuẩn bị chi tiết và lựa chọn một cách khéo léo cho phù hợp.

Đặc biệt, đối với các bạn Kỹ sư, nội dung phỏng vấn về IT, Web hay Game, không phải công việc văn phòng hay sản xuất, hầu như luôn có các lập trình viên nằm trong những người phỏng vấn. Bạn nên chọn các câu hỏi cho các khía cạnh kỹ thuật khác nhau tùy thuộc người phỏng vấn là ai.

Câu hỏi ngược là một cơ hội để gây ấn tượng tốt

Những câu hỏi mang tính hợp lý và cụ thể vừa đủ về công việc sẽ khiển nhà tuyển dụng đánh giá cao đặc biệt là tinh thần cầu tiến cũng như động lực phấn đấu của bạn.

  • Công ty / Bộ phận mình hiện tại đang có bao nhiêu người (部署の人数) và trách nhiệm của mọi người trong công việc là gì? (社員の構成)
  • Xin hãy cho biết công việc cụ thể của bộ phận mình sẽ tham gia là gì? (仕事について、もっと詳しく教えてください。)
  • Tôi có thể gặp trước các nhân viên mà tôi sẽ làm việc cùng được không? (社員の人と面会する)
  • Tôi có cần chuẩn bị hay nghiên cứu về vấn đề gì trước khi bắt đầu làm việc ở công ty không? (さらに勉強をしておく)
  • Công ty có thấy thiếu sót gì trong kinh nghiệm hay chuyên môn làm việc mà tôi đã trình bày hay không? (経験で足りないもの)

Ngược lại, nếu câu hỏi quá sâu hay liên quan đến các vấn đề nội bộ của công ty (mặc dù bạn vẫn chưa là nhân viên của họ) sẽ tạo ra sự thiếu thiện cảm. Chẳng hạn như “Xin cho tôi biết về định hướng phát triển ra nước ngoài của công ty?” hay “Bao giờ thì công ty sẽ có ý định IPO?”, …

Khẳng định lại điểm mạnh bản thân

Kỹ năng mềm dễ gây ấn tượng là tính cách, tinh thần trách nhiệm, sự hợp tác và chịu khó học hỏi. Quan trọng là bạn sẽ lựa chọn điểm nào để thể hiện một cách tự nhiên với nhà tuyển dụng. Nếu điểm mạnh nào không hoặc ít được nhắc tới lúc trước thì bạn nên đề cập lại nó bằng câu hỏi ngược.

  • Tôi nghĩ rằng mình sẽ nhanh làm quen được với các đồng nghiệp mới (誰とでも親しくなれる), nhưng công ty có thể cho biết qua về bầu không khí làm việc bình thường thế nào không (職場の雰囲気)?
  • Tôi có kỹ năng [như thế này], liệu có cách nào để tận dụng và đóng góp hiệu quả cho công ty được không (御社の事業で活かしたい)?

Câu hỏi ngược là một cách đề cập hiệu quả để chỉ ra một cách cụ thể, chi tiết về các kinh nghiệm làm việc và khẳng định giá trị của bạn. Tuy nhiên lại phản tác dụng nếu như câu hỏi hay cách nói chuyện lại mang tính đòi hỏi hoặc khoe khoang mà phong tục các nước phương Đông trong đó có Nhật Bản thường tránh.

Làm rõ về các điều kiện làm việc

Điều kiện làm việc là một trong các cân nhắc quan trọng để quyết định có nên nhận một công việc không. Tuy nhiên, hỏi về điều kiện làm việc trước khi bạn được mời làm việc có thể khó hoặc đôi khi không phù hợp. Người phỏng vấn có thể có ấn tượng rằng bạn thích nghỉ hơn là làm việc (hay đòi quyền lợi cao hơn nghĩa vụ) cho công ty. Do đó nếu bạn cần phải đặt câu hỏi về vấn đề này, việc nêu ra hoàn cảnh hiện tại (ví dụ: đang làm thêm nhiều hoặc tính chất công việc căng thẳng, …) trước khi đề cập câu hỏi ngược tránh gây những hiểu lầm không đáng có.

  • Công việc trước đây (前職では) của tôi thường làm thêm khoảng 10 tiếng một tuần, công việc tới đây yêu cầu trung bình khoảng bao nhiêu (残業の平均どれくらい)?
  • Thời điểm mà công ty bận bịu nhất trong năm là khi nào (繁忙期)?
  • Khi nào thì các nhân viên thường sẽ dùng ngày nghỉ phép (休日) của mình mà không ảnh hưởng tới công việc chung của công ty?

Bạn cũng nên cẩn trọng khi hỏi các vấn đề liên quan đến lương thưởng (mặc dù khá quan trọng) vì dễ gây ấn tượng rằng bạn chỉ quan tâm đến tiền hơn là công việc sẽ đảm nhận.

Những điều đã được ghi cụ thể trong phần mô tả tuyển dụng hoặc đã được trao đổi kỹ trước đó, hay thậm chí là website, sản phẩm, dịch vụ nổi tiếng của công ty. Nếu bạn đưa ra những thắc mắc này, người tuyển dụng sẽ hiểu rằng bạn chưa nghiên cứu kỹ về công ty mà mình ứng tuyển hoặc bạn có thể chưa coi trọng công ty họ với các công ty khác trong thời gian ứng tuyển. Đương nhiên, đây là một ấn tượng không tốt. Nếu bạn cần biết rõ một điều gì đó, hay chắc chắn rằng mình đã nắm vững những thông tin cơ bản đã ghi trong phần mô tả và đã chủ động tìm hiểu từ trước.

Việc chuẩn bị là rất quan trọng cho câu hỏi ngược. Hy vọng với những cách trên, TalentHub sẽ giúp các bạn lựa chọn được những câu hỏi hợp lý và hiệu quả.Chúc các bạn có một cuộc phỏng vấn thành công.

 

MỘT NGÀY Ở KAWAGOE PHẦN 2Prev

Starbucks Sakura phiên bản 2019Next

Related post

  1. Paid or Unpaid Leave?
  2. Bay tới Kanto - Sân bay nào hiệu quả nhất

    Author: Nguyen The Anh

    Chọn sân bay nào khi tới vùng Kanto, Nhật Bản

    Các bạn Kỹ sư chuẩn bị lên đường đế…

  3. Học tiếng Nhật

    Luyện tập phỏng vấn xin việc công ty Nhật! –…

    Phụ đề bao gồm cả tiếng Việt, tiếng…

  4. Japanese Staff and Vietnamese Staff
  1. Học tiếng Nhật

    Câu hỏi dành cho nhà Tuyển dụng – …
  2. Author: Nguyen Xuan Bach

    SỐC VĂN HÓA
  3. Author: Cao Ngọc Anh

    Talenthub Talkshow: Interview Tran Trong…
  4. Khám phá

    [4/17]Chúng tôi vừa cập nhật những thử t…
  5. Author: Cao Ngọc Anh

    Nhật Bản kém hấp dẫn lao động tay nghề c…
PAGE TOP