Author: Nguyen Xuan Bach

Đừng chủ quan với say nắng, say nóng (熱中症)

Kỹ sư IT – những người có môi trường làm việc khá lý tưởng; hàng ngày thường làm việc trong các văn phòng có sẵn điều hoà mát lạnh, tưởng chừng trận nắng nóng kỷ lục hiện tại của Nhật Bản chẳng hề ảnh hưởng gì đến cuộc sống của chúng ta. Thế nhưng xin các bạn đừng chủ quan nhé, nguy cơ say nắng/say nóng (熱中症) có thể xảy đến với bất kỳ ai. Các bạn cần chú ý ngay nếu gặp những dấu hiệu sau:

 

  • 熱けいれん: mệt mỏi, nhức mỏi toàn thân, chân tay. Nguyên nhân là do mất nước và nồng độ muối trong máu hạ thấp.
  • 熱疲労: chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, mất sức, lười nhác không muốn làm gì. Nguyên nhân là do bị mất nước.
  • 熱射病 (say nắng): mất ý thức (hành động, lời nói chậm chạp …) thậm chí ngất đi; dấu hiệu đầu tiên là choáng váng, đau đầu. Đây là mức độ nguy hiểm nhất và có thể dẫn đến tử vong.

 

Các yếu tố độ ẩm, thông gió, nhiệt độ tại nơi làm việc,… có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ. Đặc điểm dễ nhận thấy đầu tiên nhất của say nắng/say nóng là tình trạng tăng thân nhiệt. Khi thân nhiệt tăng sẽ dẫn tới tăng quá trình đào thải mồ hôi làm cơ thể mất một lượng nước lớn, nếu không được bù nước kịp thời sẽ dẫn tới hậu quả giảm khối lượng tuần hoàn gây trụy tim mạch, rối loạn chất điện giải nặng có thể gây tử vong.

 

Cần chú ý nhất vào thời điểm buổi trưa và sáng sớm. Hạn chế đi ăn trưa xa dưới trời nắng nóng, vì đây là khoảng thời gian nhiệt độ cao nhất trong ngày; nên chuẩn bị sẵn mũ, áo khoác khi cần phải ra ngoài vào thời gian này. Bên cạnh đó nắng nóng kéo dài từ sáng sớm đến tối muộn, cần lưu ý làm mát cơ thể vào khoảng thời gian di chuyển từ nhà đến văn phòng và ngược lại.

 

Một hiện tượng dễ gặp phải nữa là sốc nhiệt – xảy ra khi đột ngột chuyển từ môi trường nhiệt độ thấp như ga tàu, văn phòng,… ra ngoài môi trường nóng. Dấu hiệu và triệu chứng sốc nhiệt thường gặp bao gồm nhịp tim nhanh, thở nhanh và nông, huyết áp tăng cao hoặc hạ thấp, ngưng đổ mồ hôi, dễ bị kích thích, lú lẫn hoặc bất tỉnh, cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng, đau đầu, buồn nôn, ngất xỉu…

 

Theo số liệu 2017 của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản có đến trên 40% các vụ say nắng là xảy ra trong nhà (室内); trên 10% số vụ là ở độ tuổi 21 ~ 40. Năm 2018 nắng nóng kéo dài, tính đến ngày 24 tháng 8 đã có 1800 trường hợp nhập viện, 8 người chết vì nắng nóng. Với tình trạng nắng nóng kéo dài như hiện nay thì say nắng/say nóng có thể xảy ra với bất kỳ ai. Để chủ động phòng tránh các bạn có thể áp dụng 1 số biện pháp như:

  • Chú ý nhiệt độ, thông gió,… tại nơi làm việc.
  • Uống nước ngay cả khi chưa cảm thấy khát; ăn nhiều hoa quả.
  • Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, sử dụng điều hoà nhiệt độ khi ngủ.
  • Hạn chế đồ uống có cồn.
  • Trang phục thông thoáng, đội mũ khi ra ngoài trời.

 

Chúc các bạn luôn mạnh khoẻ để làm việc & học tập hiệu quả!

[VIDEO] Japanese for Work – How to Introduce Things You Like (Part 3) 自己紹介Prev

Kỹ sư Cơ khí ở Nhật – Có phải con đường trải đầy hoa hồng?Next

Related post

  1. Author: Nguyen Xuan Bach

    SỐC VĂN HÓA

    Sống ở nước ngoài là 1 trải nghiệm …

  2. Siết chặt hoạt động tài khoản ngân hàng của người nước ngoài
  3. UR Houses: Giải pháp nhà siêu rẻ cho Kỹ sư tại Nhật
  1. Học tiếng Nhật

    Luyện tập phỏng vấn xin việc công ty Nhậ…
  2. Author: Cao Ngọc Anh

    Chính thức từ 0h ngày 8/4: Lockdown …
  3. Khám phá

    [4/17]Chúng tôi vừa cập nhật những thử t…
  4. Cuộc Sống

    LỊCH DỰ KIẾN NỞ HOA ANH ĐÀO TRÊN KHẮP NƯ…
  5. Author: Cao Ngọc Anh

    Nhà UR: Giải pháp nhà siêu rẻ cho các bạ…
PAGE TOP