Cuộc Sống

TẾT Ở NHẬT BẢN (PHẦN 2)

Tiếp nối series về Tết trong phần 1, bài viết lần này Talent Hub sẽ tiếp tục giới thiệu đến các bạn Kỹ sư những nét văn hóa độc đáo trong Tết cổ truyền của người Nhật. Mời các bạn cùng khám phá nhé!

Khi giờ phút giao thừa vừa qua, cũng là lúc năm mới chính thức được chào đón, vì thế người Nhật sẽ có những phong tục, lễ nghi đặc trưng để nghênh đón 3 ngày thiêng liêng nhất trong một năm.

Từ ngày 1/1 – Gantan

Ngày 1/1 được gọi là “Gantan” và là ngày bắt đầu năm mới ở Nhật. Từ ngày 1 đến ngày 3 được gọi là “San ga Nichi” và là ngày nghỉ Tết của nhiều công ty, cửa hàng. Tùy vài từng địa phương mà thời gian kéo dài ngày Tết – còn được gọi là “Matsu no Uchi” –  là khác nhau, như Tết ở những vùng gần Tokyo kéo dài đến ngày 7/1, còn những vùng gần Osaka kéo dài đến ngày 15/1. Vật trang trí sẽ được tháo xuống vào ngày cuối cùng của Matsu no Uchi.

“Akemashite omedetou gozaimasu!”

Đây là câu chúc mừng năm mới trong tiếng Nhật. Vào ngày Gantan, người Nhật sẽ thong thả thưởng  thức Osechi và Ozouni. Sau đó, mọi người sẽ cùng về quê thăm gia đình hoặc họp mặt người thân. Kimono thường được mặc trong dịp này nhưng cũng có nhiều người mặc trang phục thường ngày.

Osechi và Ozouni

Một chút sơ lược về Osechi

Osechi-ryōri (御節料理 hay お節料理) là bữa ăn mừng Tết Nhật Bản, ý nghĩa gốc của món Osechi chính là bữa ăn này giúp cho những người nội trợ (và gia đình họ) sống sót qua những ngày đầu tiên của năm mới, khi những cửa hàng trên khắp Nhật Bản đều đã đóng cửa. Tất cả các món trong mâm Osechi đều đã được nấu chín & để sẵn sàng cho năm mới. Một phần vì người ta muốn tránh việc sử dụng lửa vào ngày đầu năm, một phần cũng có ý muốn cho người phụ nữ được nghỉ ngơi trong ngày này.
Mỗi nguyên liệu trong Osechi tượng trưng cho một mong ước trong năm mới.
Ví dụ:
Tôm tượng trưng cho ý nghĩa chúc năm mới khỏe mạnh và trường thọ.
Món trứng cá trích Kazunoko với mong muốn năm mới sẽ có thêm em bé, có thêm nhiều con, nhiều cháu.
Đậu đen là một biểu tượng sức khỏe với thông điệp truyền đạt là bạn sẽ làm việc chăm chỉ hơn, tốt hơn vào năm mới…

Ozoni: Món súp đi kèm với Osechi, bao gồm bánh gạo (mocha) được nấu trong nước dùng với các loại rau củ được dùng trong buổi sáng đầu tiên của năm mới để nguyện cầu ấm no và thịnh vượng.

Hatsumoude

Đây là chuyến viếng thăm Thần điện đầu tiên trong một năm để cầu mong sự bình an và hạnh phúc cho cả năm. Có nhiều người khởi hành từ tối hôm 31 và viếng Thần điện vào ngay thời khắc giao thừa, nhưng cũng có người khoảng trưa chiều ngày 1 mới thư thả đi cầu phúc. Vào dịp này, Thần điện nào cũng đông đúc, nhất là những Thần điện nổi tiếng ở Asakusa hay Kyoto, các đoàn người xếp thành hàng dài nối đuôi nhau vào điện Thần. Tiền dân hương thường là đồng 5 yên, vì phát âm là “Go en”, đồng âm với chữ “Duyên” hay “May mắn”.

Chuyến viếng thăm Thần điện đầu tiên trong năm rất nhộn nhịp và ý nghĩa

Otoshidama

Đây là tiền lì xì mà người lớn hay cho trẻ nhỏ. Trẻ em rất háo hức với khoản Otoshidama mình sẽ nhận, những gia đình đông con cháu chắc chắn sẽ phải chi 1 khoản lì xì đáng kể. Nếu tiền lì xì được đựng trong Pochibukuro – phong bao lì xì rất dễ thương với nhiều hoa văn và nhân vật hoạt hình ngộ nghĩnh – sẽ làm đám trẻ con rất thích thú.

Ở Việt Nam được gọi là “lì xì” nhỉ 😀

Hatsuyume

Giấc mơ vào đêm ngày Gantan đến sáng ngày 2 được gọi là “Hatsuyume”. Những điều bạn mơ thấy trong Hatsuyume được cho là sẽ báo trước điềm lành hoặc điềm dữ trong 1 năm. Nếu mơ thấy “Ichi Fuji Ni Taka San Nasubi”, có nghĩa là “Nhất Phú Sĩ – Nhì đại bàng – Ba cà tím” thì bạn sẽ gặp may mắn cả năm. Trong tiếng Nhật, núi Phú Sĩ đồng âm với từ “Trường thọ”, Đại bàng là “Thành công” còn cà tím là “Con cháu đầy đàn”.

Mong muốn tốt đẹp trong giấc mơ đầu tiên của 1 năm

Kagamibiraki

Khi các vị Thần ngự trong nhà vào dịp đầu năm, tuyệt đối không được ăn chiếc bánh dày dùng để mơi Thần linh – Kagamimochi. Việc thưởng thức Kagamimochi sau khi vị Thần đi khỏi gọi là “Kagamibiraki”. Tùy từng địa phương mà thời gian của Kagamibiraki là khác nhau, nhưng phổ biến nhất là ngày 11/1. Người Nhật cho rằng Thần linh rất ghét những vật nhọn, nên mọi người thường dùng chày gỗ để đập nhỏ bánh dày (lúc này còn cứng) rồi cho vào món súp Ozoni hoặc Shiruko – món chè đậu đỏ ăn kèm bánh dày. “Vậy là cuối cùng cũng hết Tết rồi nhỉ” là cảm giác khi ăn món này.

Bánh dày Mochi có nhiều ý nghĩa thiêng liêng đối với người Nhật

Kết thúc 3 ngày đầu tiên trong năm, người Nhật lại quay trở lại với cuộc sống bận rộn, vội vã như thường ngày. Nhưng đâu đó trong lòng họ, vẫn dư âm những niềm hạnh phúc, mong ước, tốt đẹp sẽ xảy ra trong năm đến.

Các bạn Kỹ sư hãy nhớ trải nghiệm những giây phút nhiều cảm xúc chỉ có ở Nhật Bản này nhé!

TẾT Ở NHẬT BẢN (PHẦN 1)Prev

[VIDEO] ~NHẬT KÝ THAY ĐỔI CÔNG VIỆC~ PHẦN 2NextHow to apply to jobs online in Japan

Related post

  1. Hình-xăm-ở-Nhật-2-Tattoos-in-Japan

    Author: Nguyen The Anh

    Xăm mình – có bị kỳ thị ở Nhật Bản?

    “Ở Nhật, bạn không thể kiếm việc là…

  2. Siết chặt hoạt động tài khoản ngân hàng của người nước ngoài
  3. Cuộc Sống

    TIỆM BÁNH CÁ NƯỚNG YANAGIYA

    Văn hóa ẩm thực Nhật Bản luôn là mộ…

  4. Cuộc Sống

    VĂN HÓA TẶNG QUÀ CỦA NGƯỜI NHẬT PHẦN 1

    Phong tục tặng quà thể hiện nét đẹp…

  1. Author: Cao Ngọc Anh

    Series phỏng vấn ở Nhật – Tập…
  2. Author: Luu Nguyen Ngan Ha

    Bạn cần chuẩn bị gì cho cuộc phỏn…
  3. Author: Cao Ngọc Anh

    Top 5 lễ hội mùa hè tại Nhật Bản dành ch…
  4. Học tiếng Nhật

    Nói rõ ràng và chi tiết về định hướng tư…
  5. Author: Cao Ngọc Anh

    Talenthub Talkshow: Interview Tran Trong…
PAGE TOP