Tanabata Festival

Author: Cao Ngọc Anh

Khám phá lễ hội đa sắc màu vào mùa hè tại Nhật Bản – Tanabata!

Cùng nằm trong khu vực châu Á, Nhật Bản và các nước lân cận có nhiều nét tương tự về văn hóa, nhưng đồng thời Nhật Bản cũng nổi bật hơn hẳn nhờ bản sắc độc đáo và tinh thần gìn giữ truyền thống của mình. 

Một trong những ví dụ điển hình phải kể đến chính là các lễ hội trong năm của đất nước này. Xuyên suốt một năm là hàng trăm lễ hội lớn nhỏ được tổ chức, trong đó có những lễ hội tương tự các nước sử dụng song song Âm lịch và Dương lịch như Việt Nam chúng ta. Lễ hội mà Talent Hub muốn nói đến lần này chính là lễ Thất Tịch! Ở Việt Nam có thể không có nhiều hoạt động chào mừng ngày lễ này, vì ngày này cũng không phải một ngày lễ quốc gia mà người dân được nghỉ ngơi. Nhưng ở Nhật Bản thì đây là một trong những ngày lễ rất được yêu thích đấy!

Nguồn gốc ngày Thất Tịch:

Tanabata Festival

Ngày Thất tịch, hay còn gọi là ngày Ngưu Lang Chức Nữ, và có tên gọi dân dã hơn là Ông Ngâu Bà Ngâu. Nó được ấn định là ngày 7 tháng 7, người Nhật tính theo Dương lịch nên ngày này cố định, nhưng Việt Nam và các nước khác tính theo ngày Âm lịch nên ngày chính xác thường biến động. Trong tiếng Nhật, ngày thất tịch được gọi là 七夕 (Tanabata). Từ giờ Talent Hub sẽ dùng chữ “Tanabata” để bạn nhớ luôn ngày này và không bị lẫn lộn cách đọc nhé.

Phiên bản Tanabata Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc hay Nhật Bản đều có cốt truyện tương tự nhau, xoay quanh tình yêu bị ngăn cách của chàng Ngưu Lang (“Hikoboshi”) và nàng Chức Nữ (“Orihime”). Họ chỉ được phép gặp nhau một ngày duy nhất trong năm, đó chính là ngày Tanabata! Trong ngày này, một chiếc cầu, mà trong văn hóa Việt Nam được gọi là cầu Ô Thước, sẽ bắc ngang qua sông Ngân Hà đã ngăn cách họ suốt một năm.

Tanabata Festival

Ngày Tanabata thường có mưa ngâu. Nhiều giả thuyết cho rằng mưa không ngớt vì chàng Hikoboshi và nàng Orihime vui mừng đến rơi nước mắt vì được đoàn tụ sau một năm dài, nhưng rồi lại khóc cùng nhau vì sắp phải chia xa và mòn mỏi chờ đợi lần gặp tiếp theo. 

Với ý nghĩ tình yêu như vậy, ngày Thất Tịch tại Việt Nam thường dành cho đôi lứa yêu nhau, nhất là những cặp yêu xa, để vun đắp niềm tin về một tình yêu bền vững như Ngưu Lang Chức Nữ. Nhưng tại Nhật Bản, đây lại là ngày dành cho trẻ nhỏ! Vì sao vậy nhỉ?!

Tanabata – Lễ hội Sao!

Tanabata Festival

Vào ngày Tanabata, nếu bạn ngước nhìn lên bầu trời, bạn sẽ thấy 3 ngôi sao sáng tạo thành một hình tam giác đều, hay có tên thiên văn học là “Tam giác mùa hè”. Ba đỉnh của tam giác này lần lượt là Sao Ngưu Lang, Sao Chức Nữ và Sao Thiên Ngân. Vì vậy, có thể nói sự tích Ngưu Lang Chức Nữ bắt nguồn từ khoa học thiên văn!

Tam giác mùa hè chỉ xuất hiện và được nhìn thấy rõ nhất vào một lần duy nhất trong năm vào ngày Tanabata. Ngày này cũng hiếm hoi như vận may mà mỗi người có trong đời, do đó người Nhật thường viết ra điều ước của mình trong ngày Tanabata, vì họ cho rằng đến chia ly trời – đất còn có trùng phùng thì không có gì là không thể thành hiện thực. Đồng thời, người Nhật cũng tổ chức Lễ hội Sao để chào mừng ngày Tanabata, mở đầu cho những lễ hội mùa hè vô cùng đặc sắc tại Nhật Bản.

Có gì thú vị trong Lễ hội Sao?

Tanabata Festival

Là một trong năm lễ hội truyền thống theo mùa của Nhật Bản (gọi là 五節句, gosekku), Lễ hội Sao du nhập từ Trung Quốc vào Nhật Bản trong thế kỷ thứ 8 và trở nên phổ biến từ thời Edo.

Ở nhiều địa phương trên khắp nước Nhật, đặc biệt là tại 3 thành phố Sendai, Hiratsuka và Anjou, lễ hội này được trang hoàng với những cây tre lớn treo giấy đầy những mảnh giấy nhỏ nhiều màu sắc (được gọi là 短冊, tanzaku), và thậm chí còn có trình diễn bắn pháo hoa hoành tráng.

Tanabata Festival

Tanzaku là những dải giấy đủ màu được người dân Nhật Bản, đặc biệt là trẻ em viết ra ước mơ của mình. Những ước mơ ấy không nhất thiết phải thực tế, cũng giống như việc viết điều ước cho ông già Noel vậy. Nhưng thay vì bỏ vào chiếc vớ treo chỗ lò sưởi, trẻ em Nhật Bản treo ước mơ của mình lên những cành tre, kèm theo những đồ trang trí khác. 

Hình ảnh những khóm tre đầy tanzaku rực rỡ nghiêng mình trong gió đã trở thành một nét đẹp văn hóa lễ hội không thể thiếu tại Nhật Bản. Người ta cũng tổ chức các vũ điệu tập thể, cũng như các buổi diễu hành với lồng đèn khổng lồ và hình nộm bằng giấy.

Tanabata Festival

Lễ hội Tanabata Hiratsuka Shonan lần thứ 69 được tổ chức tại tỉnh Kanagawa vào ngày 5, 6, 7 tháng 7 năm 2019 

Tanabata cũng phổ biến trong cả trường học, khi các giáo viên tổ chức cho học sinh của mình tham gia các hoạt động trang trí lớp học, viết các điều ước của mình và chia sẻ cùng bạn bè. Một số nơi còn tổ chức ghé thăm các viện dưỡng lão để các em học sinh có thể giúp các cụ già lớn tuổi có một ngày Tanabata đầy ý nghĩa.

Bên cạnh đó, theo phong tục, mọi người gấp giấy origami, như cánh hạc (折り鶴; Orizuru), Kimono bằng giấy (紙衣; Kamigoromo), túi xách (巾着; Kinchaku), lưới (投網; Toami), bao (くずかご; Kuzukago),… để trang trí hoặc để tặng nhau để chúc may mắn, tốt lành.

Tanabata Festival

Kết:

Tanabata cũng là một dịp để bạn xúng xính yukata chụp hình “diễn sâu”, hoặc ngắm nhìn các cô gái Nhật Bản trong trang phục truyền thống không thể xinh đẹp hơn. Chúc bạn sẽ có một tháng 7 tuyệt vời mở đầu với Lễ hội Sao nhé!

Japan Fireworks Festival 2019Top 5 địa điểm bắn pháo hoa nổi tiếng toàn nước Nhật năm 2019Prev

Thời gian làm việc tại các công ty Nhật Bản có quá dài?NextWorking hours in Japan

Related post

  1. Tips for making Bento
  2. Author: Cao Ngọc Anh

    TOP 3 QUÁN ĂN VIỆT NAM TRÊN TUYẾN YAMANOTE

    Người Việt Nam chúng ta khi mới san…

  3. Author: Cao Ngọc Anh

    Các loại hình nhà hàng, quán ăn tại Nhật

    Người dân Nhật Bản có xu hướng ăn u…

  1. Cuộc Sống

    VĂN HÓA TẶNG QUÀ CỦA NGƯỜI NHẬT PHẦN 2
  2. Khám phá

    [2/7] Compete with High Level Programmer…
  3. Author: Cao Ngọc Anh

    Nộp hồ sơ gia hạn tư cách cư trú tại Nhậ…
  4. Author: Cao Ngọc Anh

    Những lưu ý khi xin chuyển đổi visa …
  5. Author: Cao Ngọc Anh

    Vì sao văn hoá con dấu cá nhân của Nhật …
PAGE TOP