Petting a dog in Japan

Author: Cao Ngọc Anh

Nuôi chó ở Nhật: dễ hay khó?

Chắc ai trong chúng ta cũng từng nghe qua câu chuyện của chú chó quốc dân Hachiko – biểu tượng của lòng trung thành Nhật Bản, và câu chuyện cảm động của Hachiko đã biến giống chó Akita Nhật Bản trở nên nổi tiếng thế giới. Akita, Shiba và nhiều giống chó Nhật Bản khác rất được yêu thích vì vẻ ngoài dễ thương của chúng, đến nỗi có không ít những quán cà phê chó xuất hiện trên khắp nước Nhật, cũng như có công ty cung cấp dịch vụ nhân giống chó thuần chủng và xuất khẩu đi nước ngoài.

Cuộc sống ở Nhật khá căng thẳng và không ít những lúc rất cô đơn, vậy có bao giờ bạn nghĩ đến việc nuôi một chú chó để bầu bạn? Nếu câu trả lời là có, hoặc đơn giản bạn tò mò muốn biết các chú chó tại Nhật được nuôi dưỡng như thế nào, thì đây là bài viết dành cho bạn.

Một số giống chó Nhật nổi tiếng

1. Akita

 

View this post on Instagram

 

A post shared by Yoko Sakamaki (@normaninuneko) on

Đây là một giống chó phổ biến nhất ở Nhật Bản, được biết đến với lòng trung thành và luôn đồng hành của chúng. Chó Akita – hay Akita Inu mạnh mẽ và thân thiện, chúng dễ dàng hòa nhập với người lạ và rất biết nghe lời chủ. Độ nổi tiếng của Akita Inu được thể hiện qua nhiều biểu tượng và sản phẩm, thậm chí được in trên nhiều con tem Nhật Bản.

Akita có bộ lông có thể ở trong môi trường lạnh. Akita là một giống chó Nhật Bản được công nhận như một kho báu quốc gia.

2. Shiba

 

View this post on Instagram

 

A post shared by Shinjiro Ono (@marutaro) on

Được công nhận là một trong số những giống chó lâu đời nhất trên thế giới, chó Shiba trông khá giống với chó Akita, nhưng kích thước nhỏ hơn và có bộ lông ngắn hơn. Loài này ban đầu được sử dụng trong săn bắn và được coi là một trong những giống chó mạnh nhất với ý chí độc lập.

Shiba Inu rất nổi tiếng trên các mạng xã hội vì thói nghịch ngợm và những trò ngố tàu của chúng. Một số chú chó Shiba gây bão trong cộng đồng mạng, như Maruchan (@marutaro), Berry (@shibainu.berry) hay Ryuji (@ryuji513) v.v.

 

View this post on Instagram

 

A post shared by Ryuji (@ryuji513) on

Sở hữu một chú chó thật sự rất khó!

Nhà cho phép nuôi thú cưng

Với người nước ngoài, tìm nhà ở Nhật vốn đã khó khăn, nhưng tìm được một căn nhà hoặc căn hộ cho phép nuôi thú cưng còn khó khăn hơn gấp nhiều lần. Người Nhật không thích hàng xóm ồn ào cho dù đó là sự ồn ào của trẻ nhỏ hay của thú cưng, vì vậy bạn có thể phải trả nhiều tiền hơn cho căn hộ của mình so với người không nuôi thú cưng. Ví dụ như chi phí đầu vào và chi phí dọn vệ sinh khi chuyển đi cao hơn, tiền thuê thêm hàng tháng bị phụ thu cho mỗi thú cưng, v.v.

Petting a dog in Japan

Đây là một số từ vựng hữu ích nếu bạn đang muốn tìm nhà cho bé chó của bạn:

Không được phép nuôi thú cưng
ペット禁止 (petto kinshi)
ペット不可 (petto fuka)
ペット厳禁 (petto genkin)

Được phép nuôi thú cưng
ペットOK (petto OK)
ペット可 (petto ka)
ペット相談可 (petto soudan ka — có thể trao đổi về việc nuôi thú cưng)

Đăng ký tên, địa chỉ, mua bảo hiểm sức khỏe và tiêm chủng định kỳ

Petting a dog in Japan

Việc đầu tiên bạn phải làm khi sở hữu một bé chó cưng đó là đi đăng ký thông tin với cơ quan địa phương. Việc đăng ký này không chỉ giúp chính quyền quản lý sâu sát hơn, mà còn giúp bạn có thể tìm ra chú chó của mình nếu nó đi lạc. Ngoài ra, bạn cũng nên mua bảo hiểm cho chó vì chi phí điều trị đối với thú cưng là cực kỳ đắt đỏ, nếu không có bảo hiểm chi trả thì có khi bạn phải trả đến 100,000 yên cho một tiểu phẫu. Thêm vào đó, bạn sẽ được yêu cầu phải đưa chó cưng đi tiêm chủng hằng năm, theo lịch do địa phương của bạn quy định.

Phân chó phải được đặt trong túi chuyên dụng

Bạn có bao giờ thắc mắc vì sao ở Nhật vẫn có chó mèo nhưng đi trên đường không bao giờ phải lo dẫm trúng “mìn”? Đơn giản là vì tất cả chủ nuôi thú cưng phải thu gom chất thải của chúng ngay khi chúng vừa “sản xuất” ra. Phân chó được đựng trong túi chuyên dụng (thường là màu nổi như cam, dạ quang v.v.) và phải được gom chung vào một túi, vứt cùng với rác dễ cháy nhưng không được để lẫn với các rác dễ cháy khác.

Bạn có bao giờ thắc mắc vì sao ở Nhật vẫn có chó mèo nhưng đi trên đường không bao giờ phải lo dẫm trúng “mìn”? Đơn giản là vì tất cả chủ nuôi thú cưng phải thu gom chất thải của chúng ngay khi chúng vừa “sản xuất” ra. Phân chó được đựng trong túi chuyên dụng (thường là màu nổi như cam, dạ quang v.v.) và phải được gom chung vào một túi, vứt cùng với rác dễ cháy nhưng không được để lẫn với các rác dễ cháy khác.

Giá thành của một chú chó

Petting a dog in Japan

Giá thành của các chú chó ở Nhật sẽ làm bạn choáng đấy. Những cửa hàng thú cưng hầu như không lấp liếm về giống nòi và sức khỏe của các chú cún cưng mà họ bán, nhưng mức giá mà họ đề nghị không rẻ chút nào. Cún cảnh giống thường dao động từ 100.000 yên đến 200.000 yên. Còn những chú cún như Akita hay Shiba thì có thể lên đến 350.000 yên!

Chó bị stress hoặc dễ ốm

Petting a dog in Japan

Các giống chó Nhật Bản có một điểm yếu là chúng có sức kháng cự yếu, do thường được nuông chiều và chăm sóc như trẻ con. Hoặc nếu chúng khỏe mạnh và hiếu động thì bạn cần dành nhiều thời gian chơi với chúng, đưa chúng đi dạo. Vì đa số các ngôi nhà hay căn hộ ở Nhật không có vườn rộng, nên cún cưng của bạn sẽ dễ bị stress vì tù túng ở nhà hoài đấy.

Nhưng nếu bạn quyết tâm có một chú chó, không có gì là không thể!

Tìm nhà share house cho phép nuôi chó

Nếu không đủ khả năng thuê một căn hộ riêng thì bạn có thể tìm đến những lựa chọn rẻ và tiện hơn, như share house. Một số share house hiện nay cho phép nuôi thú cưng, và các bạn cùng nhà với bạn đương nhiên cũng không lấy làm phiền hà gì với chú cún của bạn. Bạn cũng có thể sử dụng những từ khóa có nói ở trên, kèm với từ シェアハウス để tìm kiếm nhé!

Liên lạc các tổ chức giải cứu chó mèo để được nhận nuôi miễn phí
Petting a dog in Japan

Thực chất ở Nhật không hề thiếu những vật nuôi bị bỏ rơi, mà thường thì chó chiếm phần đông hơn mèo, vì mèo có khả năng sống hoang và có sức đề kháng tốt hơn chó. Bạn có thể tìm đến những tổ chức sau để nhận nuôi một chú chó. Đó là cách yêu thương động vật ý nghĩa và tiết kiệm hơn nhiều so với việc bỏ tiền ra mua một chú cún xinh xẻo trong cửa hàng đấy!

Hiệp hội động vật Nhật Bản: https://happyhouse.or.jp/
Cứu hộ vật nuôi Kansai: http://www.arkbark.net/en/
Cứu trợ chó: www.dogshelter.jp
Tổ chức hỗ trợ thú cưng: http://www.alma.or.jp/

Dành thời gian với bé thú cưng bằng cách đi dạo mỗi ngày

Và cuối cùng, cho dù bạn bận rộn đến đâu thì cũng đừng quên dành thời gian cho các bé cún của bạn nhé. Đi dạo với chúng không chỉ là cách thể hiện bạn yêu quý và gắn bó với chúng như thế nào, mà còn giúp bạn vận động cơ thể và giải tỏa căng thẳng đấy! Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn sớm sở hữu một bé cún cưng trong tương lai!

Working hours in JapanThời gian làm việc tại các công ty Nhật Bản có quá dài?Prev

Phân biệt ngày nghỉ theo quy định của pháp luật và theo quy định của công tyNextPaid or Unpaid Leave?

Related post

  1. Author: Cao Ngọc Anh

    BA MẸ ƠI MÌNH ĐI ĐÂU THẾ ? PHẦN 2

    Tiếp theo phần 1, TalentHub xin giớ…

  2. Author: Cao Ngọc Anh

    NHỮNG NGÀY VIÊM MÀNG TÚI PHẦN 1

    Sống ở Tokyo luôn là một thử thách …

  3. Sáu cuốn sách hay trong tủ sách kỹ năng sống Nhật Bản
  4. How have Japanese views changed on Gaijin over the past decade
  5. Recommemded Products on Mercari

    Author: Cao Ngọc Anh

    Những sản phẩm nổi bật của Mercari

    Các bạn kỹ sư đã sống ở Nhật một th…

  1. Học tiếng Nhật

    [VIDEO] Japanese for Work – How to…
  2. Author: Cao Ngọc Anh

    Tập thể dục tại gia ở Nhật: top 5 …
  3. Khám phá

    [Blog] Xây dựng sự nghiệp tại Nhật Bản
  4. Tabemono Series

    ODEN – LINH HỒN MÙA ĐÔNG CỦA NHẬT
  5. Học tiếng Nhật

    Đứng dậy và chào người phụ trách phỏng v…
PAGE TOP