Author: Nguyen Xuan Bach

TÊN VIỆT NAM TRONG ĐỜI SỐNG NHẬT BẢN

Người Việt Nam có cấu tạo họ tên khá khác biệt so với người Nhật, cách phát âm cũng khá trục trặc; thế nên người Việt gặp không ít khó khăn khi sử dụng tên của mình trong quá trình trò chuyện, giao dịch, hay sử dụng các dịch vụ tại Nhật Bản. Hôm nay các bạn hãy cùng TalentHub tìm hiểu 1 số vấn đề khó khăn này nhé.

  • Nguồn gốc họ tên của người Nhật

Từ thuở xa xưa người Nhật vốn chỉ dùng tên mà không có họ. Từ thời chiến quốc, tầng lớp quý tộc mới bắt đầu sử dụng họ. Đến thời kỳ Edo, khái niệm họ như ngày nay bắt đầu xuất hiện; thế nhưng chỉ giới hạn trong tầng lớp võ sĩ và các gia đình quyền lực. Thời Meiji bắt đầu ban hành luật quy định tất cả người dân đều phải mang họ, từ đó xuất hiện các họ như ngày nay.

Bảng thống kê số lượng các họ phổ biến của người Nhật (lưu ý: tuy cùng chữ kanji có thể có nhiều cách phát âm khác nhau)

  • Cấu tạo họ tên của người Nhật

Tên người Nhật gồm phần họ (姓) và phần tên (名); phần họ được viết trước, phần tên viết sau. Ví dụ như thủ tướng Nhật Bản (安倍 晋三 Abe Shinzō) có họ là Abe và tên là Shinzō; tuy nhiên khi phiên âm sang tiếng Anh thì người Nhật lại có xu hướng đảo ngược lại thứ tự tên của mình giống như tên của người phương Tây. Vì vậy chúng ta thường thấy tên của thủ tướng Nhật Bản trên các ấn phẩm tiếng nước ngoài là Shinzō Abe.

Cùng 1 chữ Kanji đôi khi lại có rất nhiều cách phát âm, vậy nên các biểu mẫu của người Nhật đều sẽ đi kèm với phần furigana (phiên âm tên được viết bằng Katakana).

Có 1 số họ thú vị có cách đọc hầu như khác hoàn toàn với cách đọc thông thường. VD như小鳥遊, kanji có nghĩa là “Gà con dạo chơi”; nghĩa là không có kẻ thù xung quanh hay không có đại bàng. Vì vậy 小鳥遊 được đọc làタカナシ Takanashi – “Không có đại bàng”.

小鳥遊六花 (Takanashi Rikka) – nhân vật chính trong 「中二病でも恋がしたい!」

Gần đây người Nhật Bản có xu hướng đặt tên cho con mình có thể dùng trong môi trường quốc tế; ghép 1 số chữ kanji lại theo kiểu Ateji (当て字) để phiên âm cho các tên ngoại quốc (VD: 是留舵 – Zeruda – Zelda, 南椎 Nanshii – Nancy, 乃絵瑠 Noeru – Noel, 得美寿 Erubisu – Elvis, 琥南 Konan – Conan). Việc này tạo ra các tên có thể đọc được nhưng lại vô nghĩa trong tiếng Nhật.

  • Lưu ý đối với tên họ người Việt Nam

Sau đây TalentHub xin được tổng hợp lại 1 số điều lưu ý để chúng ta có thể dễ dàng tự “xưng danh” trong cuộc sống hàng ngày:

1.Giới thiệu bản thân với đồng nghiệp/bạn bè bằng bất kỳ tên gì bạn muốn

Đồng nghiệp, bạn bè khi mới đọc tên bạn có thể sẽ quen gọi bạn bằng họ thay vì tên. Nếu bạn cảm thấy bất tiện thì có thể nhắc họ gọi bằng tên của mình; nếu như tên bạn khó phát âm với người Nhật (VD: Vũ ヴー, Vinh ヴィン) thì các bạn cũng hoàn toàn có thể tự đặt biệt danh cho mình theo ý muốn.

2.Phiên âm tên sang Katakana là do bạn tự lựa chọn

Đối với các thủ tục, giấy tờ có yêu cầu phải điền Furigana thì các bạn có thể tham khảo 1 số bảng danh sách phiên âm tên Katakana có sẵn trên mạng internet. Tuy nhiên nếu bạn thấy phát âm không giống với tên của mình thì cũng hoàn toàn có thể chỉnh sửa lại theo suy nghĩ của mình.

3.Sử dụng tên khi đăng ký tài khoản ngân hàng, số điện thoại,…

Họ tên khi đăng ký tài khoản ngân hàng cực kỳ quan trọng, thế nhưng tuỳ từng ngân hàng lại chấp nhận điền tên khác nhau

Do dịch vụ dành cho người Nhật nên đôi khi phần thông tin điền chỉ có ô điền họ (姓) và phần tên (名); thiếu mất phần điền tên đệm cho người Việt Nam. Ví dụ đối với tên Nguyễn Văn A trong trường hợp đó có 1 số cách giải quyết như sau:

– Bỏ qua phần tên đệm (NGUYEN A)

– Ghép tên đệm vào sau phần họ (NGUYENVAN A)

– Ghép tên đệm vào trước phần tên (NGUYEN VANA)

– …

Tuy từng đơn vị khác nhau lại có yêu cầu khác nhau; vì vậy bạn nên tham khảo cách điền form hoặc hỏi trực tiếp đơn vị cung cấp dịch vụ.

4.Đánh vần tên của mình

Trong 1 số trường hợp khi bạn phát âm tên của mình mà người Nhật không hiểu được. Bạn có thể đánh vần từng chữ cái, hoặc thậm chí nói rõ đó là chữ cái ở hàng nào của bảng chữ cái.

Ví dụ với bạn tên Tuấn – トゥアン:

– ト

– 「ア」行の小さいの「ウ」

- ア

- ン nếu đối phương vẫn không nghe rõ thì có thể nói thêm ワ・ヲ・ンの「ン」です.

5.Khi đặt nhà hàng

Khi bạn gọi điện đặt nhà hàng thường ngoài thông tin về ngày giờ, số người bạn còn phải cung cấp tên, số điện thoại,… Trong trường hợp bạn không muốn mất công “đánh vần” với nhân viên thì có thể chọn tên của 1 người Nhật(サトウ, ヤマダ,…) để sử dụng.

Nhận phụ trách việc đặt nhà hàng là 1 cách “lấy điểm” của các bạn nhân viên mới

Trên đây là 1 số “mẹo” để tránh khỏi những phiền phức do tên khác biệt với người bản xứ. Thế nhưng dù có tự xưng danh là gì đi nữa thì TalentHub mong các bạn sẽ mãi luôn tự hào với danh xưng mà cha mẹ đã ban tặng cho mình 🙂

TIỆM BÁNH CÁ NƯỚNG YANAGIYAPrev

[Video] Japanese for Work – How to Request (Part 3) 依頼するNext

Related post

  1. Author: Cao Ngọc Anh

    Vé Seishun 18: phượt Nam Bắc Nhật Bản giá cư…

    Nếu bạn đang có dự định đi phượt “s…

  2. Author: Cao Ngọc Anh

    BA MẸ ƠI MÌNH ĐI ĐÂU THẾ ? PHẦN 1

    Các bạn kỹ sư IT thường làm việc đế…

  3. Khám phá

    [1/17]Những thử thách lập trình mới đã được cập nh…

    Lần này, Chúng tôi đã chuẩn bị nhiề…

  4. Japanese Staff and Vietnamese Staff
  5. Sáu cuốn sách hay trong tủ sách kỹ năng sống Nhật Bản
  1. Học tiếng Nhật

    Nói rõ ràng và chi tiết về định hướng tư…
  2. Author: Nguyen Xuan Bach

    TÊN VIỆT NAM TRONG ĐỜI SỐNG NHẬT BẢN
  3. Author: Cao Ngọc Anh

    NHỮNG NGÀY VIÊM MÀNG TÚI PHẦN 1
  4. Author: Cao Ngọc Anh

    “42”: Lò luyện kỹ sư IT từ z…
  5. Author: Luu Nguyen Ngan Ha

    Phỏng vấn công ty Nhật: câu hỏi khó…
PAGE TOP