Author: Cao Ngọc Anh

Nhật Bản: Nên và không nên làm gì vào dịp năm mới?

Trong tiếng Nhật có từ 正月三が日 (Shōgatsu sanganichi) có nghĩa là 3 ngày đầu năm mới, gồm ngày 1/1 (ngày đầu tiên của năm, 元日), ngày 2/1 và ngày 3/1. Cũng giống như Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam, Nhật Bản mặc dù ăn tết Dương lịch nhưng có nhiều quan niệm “có kiêng có lành” từ thời xa xưa, và không ít quan niệm mang đậm tính tín ngưỡng Thần đạo còn tồn tại, ví dụ như:

 

View this post on Instagram

 

A post shared by maki (@mono_rhythm) on

Không nên

Dọn dẹp nhà cửa

Trong 3 ngày đầu năm mới người Nhật tuyệt đối không dọn dẹp vì cho là làm vậy sẽ quét luôn vị thần năm mới Toshigami ra khỏi nhà. Vậy nên các bạn kỹ sư nên dọn dẹp nhà cửa trước Tết, để sau Tết chỉ nghỉ ngơi và ăn mừng năm mới thôi nhé.

 

View this post on Instagram

 

A post shared by 山吹しあん (@magentacian) on


Làm việc cần nước hay lửa

Để vị thần Lửa và thần Nước được nghỉ ngơi trong dịp năm mới, người Nhật sẽ nấu những món có thể để được lâu, ví dụ như osechi, tránh dùng nước hay lửa. Đây cũng là một quan niệm thuận theo ý nghĩa để các mẹ các bà được nghỉ ngơi vào năm mới.

 

View this post on Instagram

 

A post shared by 山本ゆり (@yamamoto0507) on

Chi tiêu nhiều tiền

Ngoại trừ tiền Saisen (賽銭, tiền cúng thần linh) cho ngày đầu năm đi chùa (初詣, Hatsumode), và tiền lì xì đã được chuẩn bị vào những ngày cuối cùng của năm cũ, người Nhật quan niệm không nên sử dụng những khoản tiền quá lớn vào 3 ngày đầu năm mới, vì như vậy sẽ khiến một năm lúc nào cũng thất thoát, thiếu hụt trước sau.

 

View this post on Instagram

 

A post shared by Sakura fan? (@_39saku_) on


Quan niệm này hơi trái ngược với thói quen xếp hàng mua fukubukuro vào năm mới của người Nhật. Nhưng cũng có người cho rằng các khoản chi cho fukubukuro thực chất chỉ bằng ½ hoặc ⅓ số tiền thông thường nên không đi ngược lại quan niệm này, mà còn cầu may cho chính những ai mua được fukubukuro.

Nên

Ăn đồ ăn làm khỏe răng lợi

Nghe có vẻ buồn cười nhưng người Nhật khuyên nên ăn thức ăn cứng và dai như 鏡餅 (Kagami mochi) để có một năm dồi dào sức khỏe.

Mặc quần áo mới

Mặc quần áo mới sẽ mang đến một khởi đầu mới đầy thuận lợi trong năm mới, cũng như thể hiện sự hiếu khách của gia chủ khi có khách đến chơi nhà.

Đi viếng đền chùa

Đây là hoạt động tín ngưỡng phổ biến rộng rãi nhất ở Nhật Bản cũng như các nước châu Á lân cận. Người Nhật cho rằng đi khấn vái thần linh vào dịp năm mới, tiếng Nhật là 初詣 (hatsumode) sẽ “cầu được ước thấy”. Khi đến đền chùa, ngoài các bùa may mắn hay quẻ bói, các bạn kỹ sư có thể xin chữ đầu năm, chỉ cần đến đền chùa hỏi 御朱印 (goshuin) là sẽ có thầy cho chữ và đóng con dấu của chùa. Phí cho chữ 300 yên thôi nhưng bạn nhớ chuẩn bị một cuốn sổ đẹp nhé. Bạn có thể tìm 御朱印帳 (goshuincho), sổ chuyên xin chữ từ đền chùa.


Nhìn chung, những quan niệm năm mới của người Nhật khá giống với người Việt Nam, mặc dù thời điểm năm mới của hai nước là khác nhau. Dù vậy, bạn chắc chắn sẽ khám phá ra nhiều điều thú vị khi trải nghiệm đón năm mới ở Nhật! Giờ bắt đầu dọn dẹp nhà cửa và mua sắm là vừa rồi đó!

Online hóa thủ tục thông báo chuyển việc đến Cục Xuất nhập cảnh Nhật BảnPrev

Những sản phẩm 100 yên lợi hại giúp bạn vượt qua mùa đông ở Nhật BảnNext

Related post

  1. Cuộc Sống

    TẾT Ở NHẬT BẢN (PHẦN 1)

    Cũng như Việt Nam, Trung Quốc ... v…

  2. Japanese Staff and Vietnamese Staff
  1. Khám phá

    HITACHI SEASIDE PARK
  2. Khám phá

    [Blog] Xây dựng sự nghiệp tại Nhật Bản
  3. Author: Cao Ngọc Anh

    Thông quan sân bay Nhật chỉ trong tíc…
  4. Khám phá

    [7/18]Chúng tôi vừa cập nhật những thử t…
  5. Học tiếng Nhật

    Nói tóm lược về các dự án – Hỏi đá…
PAGE TOP