Author: Cao Ngọc Anh

Đi ăn cưới ở Nhật: Tiền mừng bao nhiêu là đủ?

Sở dĩ người Nhật không có kiểu mời “đại trà” như ở Việt Nam ta, đám cưới lên đến 50 bàn với 500 người, vì chi phí tổ chức lễ cưới ở Nhật rất đắt đỏ, và tiền mừng cưới cũng tỉ lệ thuận theo đó! Con số không đơn giản là 500k, tương đương chỉ 1/10 mức lương sinh viên mới tốt nghiệp. Con số cụ thể bao nhiêu, bạn hãy chuẩn bị tinh thần đọc tiếp nhé.

Tiền mừng cưới bao nhiêu thì đủ?

30.000 yên là mức tiêu chuẩn nhất. 10.000 yên chỉ được chấp nhận khi bạn dưới 18 tuổi, hoặc đã ngỏ lời trước với cặp đôi là bạn đang kẹt tiền, chỉ gửi tiền mừng chứ không đi cưới. Nếu tình hình tài chính của bạn ổn định mà chỉ đi 10.000 yên sẽ dễ bị coi là “kiệt xỉ”. Còn nếu bạn ở độ tuổi 30s/40s và là tiền bối của cặp đôi, 50.000 yên mới chứng tỏ được vai vế của bạn. Trường hợp bạn là sếp phòng ban, bộ phận, 70.000 yên là số tiền mừng cưới hoan hỉ cho nhân viên của bạn, có ý quý trọng nhân viên đó và thật tâm chúc phúc cho đôi tân lang tân nương.

 

View this post on Instagram

 

A post shared by Kotodama 筆文字 アート 代筆 shop (@kotodama_daihitsu) on


Còn trường hợp bạn là họ hàng hoặc quen thân với cả cô dâu lẫn chú rể, thì bạn nên thảo luận trước với cặp đôi về số tiền mừng, nếu không thông thường bạn sẽ phải đi cưới khoảng 70.000 yên. Còn nếu là bậc tiền bối hoặc vai vế lớn trong họ thì hãy sẵn sàng bỏ ra 100.000 yên nhé!

Quy định chung về tiền mừng cưới

Người Nhật tin rằng nếu bạn mừng họ bằng một số chẵn, đồng nghĩa với việc đôi vợ chồng có thể chia làm hai như con số, là điềm rủi ám chỉ chia cắt hay ly hôn. Bởi vậy, họ luôn đặt tiền mừng là số lẻ, số lượng tờ tiền cũng phải lẻ nốt (tốt nhất là đi tờ 10.000 yên). Tương tự như ở Việt Nam, tiền mừng cũng phải là tiền mới phẳng phiu, được đặt trong phong bì truyền thống đẹp đẽ. Những phong bì này được gọi là 結婚ご祝儀袋 (kekkon go shūgi-bukuro) cũng có bán ở cửa hàng 100 yên nhưng bạn nên mua ở Loft hay Tokyu Hands để trông trang trọng hơn.

 

View this post on Instagram

 

A post shared by @risora3 on


Những phong bì này có điểm chung là chữ 寿 (kotobuki, trăm năm hạnh phúc) và số lượng nút thắt trên phong bì cũng dựa trên số tiền mừng. Bạn hãy tham khảo dưới đây và đừng nhầm lẫn. Nhưng quan trọng nhất là đừng mua phong bì trắng hoặc sử dụng lại phong bì của thiệp cưới như ở Việt Nam, sẽ rất dễ làm mất lòng cả cô dâu chú rể và bố mẹ hai bên đấy!

Lễ cưới và tiệc ăn mừng cặp đôi

Lễ cưới Nhật giống Việt Nam ở chỗ, sau nghi thức cưới diễn ra là sẽ đến tiệc nhà hàng sang trọng. Lễ cưới hạn chế khách mời nên cặp đôi thường tổ chức tiệc ăn mừng riêng sau đó, thường được gọi là 二次会 (nizikai). Nếu được mời đến tiệc này thì bạn càng nên mừng hơn vì cô dâu chú rể vẫn nhớ đến bạn, nhưng bạn không phải chi ít nhất 30.000 yên, mà chỉ cần trả phần ăn của mình. Bạn cũng có thể chuẩn bị quà nếu muốn, nhưng không bắt buộc.

 

View this post on Instagram

 

A post shared by お菓子教室マリーガトー (@marie_gateau) on

Kết

Dù bạn ở Nhật lâu mấy đi nữa thì vẫn là gaijin, người nước ngoài, nên trước khi đi dự lễ cưới nên hỏi trước về trang phục, thời gian có mặt, và tiền mừng nếu 30.000 yên là một con số quá lớn với bạn. Nhưng tuyệt đối không được từ chối không nhận thiệp mời đám cưới, vì rất thất lễ và sẽ dễ “xa nhau”. Hãy gửi 10.000 yên tiền mừng và cáo bận không đi dự được nếu bạn đang túng thiếu nhé.

“42”: Lò luyện kỹ sư IT từ zero, free 100% học phí đang tuyển sinh ở Tokyo!Prev

Phân biệt các loại hình luật sư tại NhậtNext

Related post

  1. Summer festival
  2. Japanese Staff and Vietnamese Staff
  3. Hình-xăm-ở-Nhật-2-Tattoos-in-Japan

    Author: Nguyen The Anh

    Xăm mình – có bị kỳ thị ở Nhật Bản?

    “Ở Nhật, bạn không thể kiếm việc là…

  1. Author: Cao Ngọc Anh

    Top 5 lễ hội mùa hè tại Nhật Bản dành ch…
  2. Author: Cao Ngọc Anh

    8 loại debit/ credit card Nhật Bản dễ đư…
  3. Author: Cao Ngọc Anh

    Lưu ý với kết quả khám tổng quát hàng nă…
  4. Author: Cao Ngọc Anh

    Bạn nên thử thách với kỳ thi năng l…
  5. Author: Tran Tien

    Bảo tàng khoa học – Điểm nhấn của thành …
PAGE TOP