JP University Students

Author: Cao Ngọc Anh

Ở Nhật, đại học cũng là “học đại”?!

Theo một công bố vào năm ngoái, tỷ lệ học đại học của thanh niên Nhật chỉ vào khoảng hơn 50% (điều tra bởi MEXT). Talent Hub cho rằng lý do là vì vào đại học không hề dễ dàng, thêm vào đó người Nhật không xem việc vào đại học là con đường duy nhất và bắt buộc để thành danh. 

(MEXT: Ministry of Education, Culture, Sports, Science and Technology – Japan)

Dù vậy, những bạn trẻ Nhật đang là sinh viên đại học lại có phần lơ là việc học hành của mình. Thậm chí một nhà giáo dục đã xuất bản cuốn sách có tên “なぜ日本の大学生は、世界でいちばん勉強しないのか?” (Tại sao sinh viên đại học Nhật lười học nhất thế giới?”).
Tại sao vậy? Hãy cùng Talent Hub tìm hiểu nha!

1. Vào khó ra dễ

Một nét đặc trưng của các trường đại học Nhật Bản, mà khá giống với Việt Nam và một số nước khác trong khu vực, đó là đầu vào đại học cực kì căng thẳng với tỉ lệ chọi cao, nhưng để tốt nghiệp đại học thì không hề khó khăn đến vậy. Ngược lại hoàn toàn các trường đại học Âu Mỹ, bạn nhỉ!

 

View this post on Instagram

 

A post shared by Rina (@___06.01_) on

2. Thời gian đại học là working holiday quý báu (kỳ nghỉ kết hợp làm việc) trước khi trở thành người của xã hội với vô vàn gánh nặng công việc, gia đình v.v.

Thế giới biết tới Nhật Bản như một quốc gia làm việc cực kì chăm chỉ và nghiêm túc, đến mức hơi cực đoan. Trước khi bước vào thế giới nhiều nghĩa vụ và trách nhiệm của shakaijin (người của xã hội), quãng thời gian mang danh sinh viên đại học thực sự là cơ hội để các bạn trẻ Nhật làm những gì mình muốn. 

 

View this post on Instagram

 

A post shared by 山崎文栄堂採用チーム (@buneidourecruit) on

Đi du lịch trải nghiệm, mua sắm mà không phải suy nghĩ nhiều, tuỳ ý nuông chiều sở thích bản thân v.v. là những gì người trẻ Nhật thực hiện trong 3 năm đầu đại học (thậm chí có người kéo dài đến 4 hay 5 năm). Quả thật đây là quãng thời gian quý báu trong đời người đối với bất kì công dân Nhật nào. Và để có tiền trang trải cho những điều trên thì việc đi làm thêm (baito) là điều tất yếu. Bởi vậy bạn đừng ngạc nhiên khi mà sinh viên đại học năng nổ baito mà cũng rất nhiệt tình đi chơi nhé ;))

3. Chương trình học chưa đủ thiết thực và lôi cuốn

 

 

View this post on Instagram

 

A post shared by 川島 えみこ (@kawashi_28_mama) on

Đây là đánh giá mà Talent Hub tóm lại được trong nhiều bài viết liên quan, cũng như trong cuốn sách được đề cập ở trên. Các sinh viên thường than phiền rằng kiến thức họ học được chỉ có một phần nhỏ là hữu ích trong công việc. Thậm chí có người bỏ học giữa chừng, quyết định đi làm luôn, hoặc đi du học hoặc tham gia một khóa kỹ năng cho công việc.

4. Nhà tuyển dụng ít chú ý vào thành tích học tập của ứng viên

 

 

View this post on Instagram

 

A post shared by 毎日でぶどり?? (@everyday_debudori) on

Khi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường hỏi xoáy vào hoạt động ngoại khóa, kinh nghiệm baito hoặc thực tập v.v., thay vì xem bảng điểm hay xếp hạng tốt nghiệp. Họ chỉ cần bằng tốt nghiệp để xác định ứng viên đã tốt nghiệp hay chưa, chứ họ không hề quan tâm đến quá trình chi tiết ứng viên đã nỗ lực ra sao để có được tấm bằng ấy. 

5. Sinh viên Nhật được khuyến khích đi tìm việc từ rất sớm

 

 

View this post on Instagram

 

A post shared by 秀英iD予備校 日野校 (@shueihino) on

Thông lệ mà mọi sinh viên Nhật phải tuân theo đó là đi tìm việc vào cuối năm thứ 3, chậm nhất cũng phải học kỳ 1 của năm cuối cùng là phải có việc. Điều này cũng không ngoại lệ với những sinh viên quốc tế tốt nghiệp đại học ở Nhật. Trong khi đó, ở các nước khác hầu hết đều đợi tốt nghiệp mới đi tìm việc, thậm chí có bạn còn nghỉ ngơi đi chơi một thời gian rồi mới đi rải CV.

Kết:

Dù đại học Nhật bị chính người Nhật “chê” hơi nhiều, nhưng mình thấy hệ thống giáo dục như vậy cũng có cái hay của nó, cho phép người trẻ có được những trải nghiệm tuyệt vời nhất trong những năm tháng thanh xuân tươi đẹp nhất của họ.

Nguồn:

https://bit.ly/2kI6Xdl
https://www.ino-kawa.com/?p=2306
https://news.livedoor.com/article/detail/15369860/
https://amzn.to/2lJlLJ9

Tỉnh thành nào của Nhật đông người Việt Nam sinh sống nhất?Tỉnh thành nào của Nhật đông người Việt Nam sinh sống nhất?Prev

Khác biệt nổi bật giữa nhân viên công ty người Nhật và người Việt NamNextJapanese Staff and Vietnamese Staff

Related post

  1. Cuộc Sống

    VĂN HÓA TẶNG QUÀ CỦA NGƯỜI NHẬT PHẦN 1

    Phong tục tặng quà thể hiện nét đẹp…

  2. Author: Nguyen Xuan Bach

    Đừng chủ quan với say nắng, say nóng (熱中症)

    Kỹ sư IT – những người có môi trườn…

  3. Curriculum vitae
  4. Tanabata Festival
  1. Author: Cao Ngọc Anh

    Chính phủ Nhật Bản “rót”…
  2. Author: Luu Nguyen Ngan Ha

    Người Nhật sắp xếp chỗ ngồi họp n…
  3. Học tiếng Nhật

    [VIDEO] Japanese for Work – How to…
  4. Author: Luu Nguyen Ngan Ha

    Mua sắm nội thất làm việc tại nhà…
  5. Cuộc Sống

    GIÁNG SINH TẠI VĂN PHÒNG PLAYNEXT LAB
PAGE TOP