How have Japanese views changed on Gaijin over the past decade

Author: Cao Ngọc Anh

Quan điểm của người Nhật về người nước ngoài đã thay đổi như thế nào trong vòng một thập kỷ qua

“Gaijin” trong tiếng Nhật có nghĩa là người ngoài, là một từ được dùng để chỉ người nước ngoài nhưng nó còn có ý nghĩa là người luôn ở ngoài biên giới tinh thần của người Nhật, cho dù người nước ngoài đó có giỏi tiếng Nhật hay sống ở Nhật lâu đến đâu đi nữa. Talent Hub cho rằng quan điểm này đang dần thay đổi, nhưng theo chiều hướng như thế nào thì các anh chị kỹ sư hãy tiếp tục theo dõi nhé!

Cứ mỗi 5 năm, Viện nghiên cứu văn hóa đài phát thanh NHK (NHK放送文化研究所, NHK Broadcasting Culture Research Institute) đều thực hiện một cuộc khảo sát về quan điểm đối với thế giới ngoài Nhật Bản và người nước ngoài. Tất cả người tham gia khảo sát là người Nhật (100% dòng máu Nhật), có độ tuổi trên 16 và được chọn ngẫu nhiên trên toàn quốc.

Không tiếp xúc

Trong lần khảo sát năm 2018, số người trả lời họ không hề hay chưa từng tiếp xúc với người nước ngoài đã giảm đáng kể, nhưng vẫn chiếm 51% tổng số người được hỏi.

Ít tiếp xúc

Cuộc khảo sát đã hỏi những người tham gia về việc họ có tương tác với người nước ngoài. Chỉ có 21% cho biết họ làm việc với người nước ngoài, 17% có chào hỏi sơ sơ với người nước ngoài trong khu phố, 13% có học chung với người nước ngoài tại trường và 12% đã từng đi ăn chung với người nước ngoài.

Những hoạt động cộng đồng cùng nhau, đến thăm hoặc cho ở nhà, thậm chí là kết hôn hoặc có họ hàng kết hôn với người nước ngoài giữ tỉ lệ gần bằng nhau, 6 đến 7%.

Mong muốn tiếp xúc giảm

Tổ chức khảo sát cũng đã hỏi người tham gia về mối quan tâm của họ trong việc tương tác với người nước ngoài. Sự quan tâm đã giảm nhẹ, “mong muốn giúp đỡ người dân các nước phát triển” giảm 8% (xuống mức 68%), “mong muốn làm bạn với người nước ngoài” giảm 7% (xuống mức 58%) và “mong muốn học tập hay làm việc tại nước ngoài” giảm 10% (xuống mức 33%). Các con số này thấp chưa từng thấy kể từ khi chiến dịch khảo sát này được tiến hành lần đầu vào năm 1993.

Giáo sư Shunsuke Tanabe của Đại học Waseda tin rằng người Nhật có nhiều cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài vì số lượng khách du lịch và cư dân nước ngoài tăng mạnh trên toàn quốc, nhưng người Nhật không thực sự chủ động nắm bắt những cơ hội này. Ông cho rằng những người trẻ tuổi đặc biệt ít quan tâm đến việc đi nước ngoài để trải nghiệm hoặc tạo mối quan hệ với người nước ngoài.

Ông Tanabe lo ngại rằng những thái độ này có thể dẫn đến thành kiến và phân biệt đối xử. “Nhiều người ở Nhật Bản nghĩ rằng an ninh công cộng đang trở nên tồi tệ khi số lượng người nước ngoài ngày càng tăng. Thêm vào đó, những dịch vụ thiết thực như nhà hàng, quán ăn, cửa hàng tiện lợi có rất nhiều người nước ngoài đang làm việc, nên chất lượng dịch vụ không cần được như xưa.”

Ông Tanabe cũng cho rằng để cải thiện quan điểm của người Nhật về người nước ngoài, quan trọng nhất chính là sự giáo dục trong nhà trường, không chỉ là trên sách vở hay tuyển dụng giáo viên nước ngoài mà còn phải kết hợp với các hoạt động trao đổi văn hóa quốc tế. Người Nhật nên chuẩn bị tinh thần cho một nước Nhật giống như nước Mỹ của thế kỷ trước, khi dân bản địa cần phải sống hòa thuận và hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau với người dân nhập cư. 

Nguồn bài viết: NHK

Soul TremblesSoul trembles: Kiệt tác sắp đặt khiến bạn … run rẩyPrev

Vì sao văn hoá con dấu cá nhân của Nhật Bản không biến mất?NextWhy Japanese using Hanko

Related post

  1. Author: Nguyen Xuan Bach

    Đừng chủ quan với say nắng, say nóng (熱中症)

    Kỹ sư IT – những người có môi trườn…

  2. Cuộc Sống

    GIÁNG SINH TẠI VĂN PHÒNG PLAYNEXT LAB

    Giáng sinh đang đến rất gần, các bạ…

  3. Use "keigo" in job
  4. Top Recommended things in Conbini
  1. Author: Cao Ngọc Anh

    DỰ ÁN ÁNH SÁNG MỚI NHẤT CỦA TEAMLAB
  2. Khám phá

    TRƯỢT TUYẾT Ở NAGANO PHẦN 2
  3. Khám phá

    [7/7] UPDATE – Những bài lập trình…
  4. Author: Luu Nguyen Ngan Ha

    Bạn cần chuẩn bị gì cho cuộc phỏn…
  5. Author: Cao Ngọc Anh

    Đâu là sự khách biệt trong sơ yếu lý lịc…
PAGE TOP