Author: Nguyen Xuan Bach

SỐC VĂN HÓA

Sống ở nước ngoài là 1 trải nghiệm mới lạ mà nhiều người hằng mong muốn; thế nhưng cuộc sống ở 1 môi trường mới lạ luôn tiềm tàng những khó khăn. Những việc nhỏ nhất như tìm đồ ăn phù hợp mình cho đến những việc vốn rất phức tạp với người nước ngoài như mua sim điện thoại, mở tài khoản ngân hàng dễ dàng khiến bạn cảm thấy nản chí. Khó khăn liên tiếp, stress tích tụ dần dẫn đến những cảm xúc tiêu cực như bối rối, mất định hướng,… với môi trường xung quanh. Tình trạng này đã được Kalvero Oberg tổng hợp và gọi chung là “Sốc văn hoá” (カルチャーショック)

Ông đã chỉ ra cảm xúc của con người khi chuyển đến môi trường mới thường qua 4 giai đoạn như sau:

Giai đoạn trăng mật (Honeymoon): Mọi thứ ở môi trường mới đều mới lạ, tuyệt vời (tàu điện luôn đúng giờ, đường sá sạch sẽ,…) ; cảm giác hăm hở muốn khám phá môi trường mới giúp họ vượt qua mọi khó khăn như thiếu thốn tài chính, bất đồng ngôn ngữ… Thông thường những người chỉ ở Nhật Bản trong 1 thời gian ngắn (trao đổi văn hoá, du lịch…) sẽ chỉ trải qua giai đoạn này; những ký ức, cảm xúc về giai đoạn trăng mật thường đẹp và khó quên.

Giai đoạn khủng hoảng: Những điều mới lạ dần không mang lại nhiều bất ngờ và thú vị như trước nữa. Những khó khăn bắt đầu xuất hiện và ngày càng nghiêm trọng hơn: bạn quá mệt mỏi vì ngày nào cũng phải dậy sớm đi tàu; nhà cửa chật hẹp hay việc không thể chia sẻ, trò chuyện cùng với bạn bè, đồng nghiệp khiến bạn căng thẳng… Dần dần bạn trở nên căm ghét mọi thứ xung quanh; việc bạn không hoà đồng được với môi trường mới dễ dàng có thể nguỵ biện là do sự thiếu phù hợp hoặc không thích môi trường Nhật. Đây là giai đoạn nghiêm trọng nhất trong cả quá trình; nếu bạn không thể vượt qua thì nhiều khả năng bạn sẽ từ bỏ môi trường này và sớm quay trở lại với quê nhà.
Nguồn cơn của sự khó khăn có thể bị đổ lỗi cho người Nhật – những người tạo ra văn hoá, môi trường làm bạn khó chịu. Ác cảm chung này lại biến thành căm ghét cá nhân; bạn ghét mọi người xung quanh mình. Nếu không vượt qua được giai đoạn này thì chẳng mấy chốc bạn sẽ lựa chọn giải pháp từ bỏ và quay về với Việt Nam ngay khi có thể.
Giai đoạn điều chỉnh: Bạn dần nhận ra đây là vấn đề cá nhân của mình và bạn cần vượt qua nó; bạn nhận ra đó là do bạn không thể hoà nhập với môi trường chứ không phải do lỗi của môi trường hay của những người Nhật xung quanh. Những khó khăn, khúc mắc vẫn còn nguyên đó, thế nhưng thay vì chỉ trích, từ bỏ thì thái độ của bạn đã tích cực hơn và rất có thể sẽ còn đùa vui với những khó khăn của mình. Thái độ về nước Nhật lúc này sẽ thường sẽ khách quan hơn giai đoạn trước.

Việc đi lại được xem là vấn đề dẫn đến stress nhiều nhất ở Nhật.

Việc đi lại được xem là vấn đề dẫn đến stress nhiều nhất ở Nhật.


Giai đoạn hoà nhập: Bạn bắt đầu chấp nhận những văn hoá, khác biệt của nước sở tại và bắt đầu tận hưởng cuộc sống, đồ ăn ở môi trường mới. Khó khăn vẫn còn nhưng bạn đã không hề cảm thấy căng thẳng nữa vì bạn đã chấp nhận những khó khăn đó như 1 phần cuộc sống của mình rồi . Nếu bạn quay trở lại Việt Nam thì bạn sẽ bắt đầu nhớ đến ẩm thực, đất nước, con người Nhật Bản,… như là 1 phần của mình vậy.

Có 1 điểm bạn cần chú ý là giai đoạn 1 đến 3 có thể diễn ra liên tục, cảm tưởng như mãi kẹt trong vòng tròn khép kín và không thể hoà nhập với cuộc sống tại Nhật. Ví dụ như bạn vừa mới cảm thấy quen với việc đi tàu thì lại bắt đầu cảm thấy khó chịu với việc ngày nào cũng phải tối muộn mới được về nhà chẳng hạn. Để thoát ra thì điều quan trọng nhất là luôn điều chỉnh bản thân và giữ thái độ phù hợp với những sự vật, sự việc xung quanh. Môi trường không thể thay đổi, chính bạn cần thay đổi bản thân mình. Hơn nữa bạn cần chú ý tránh “giận cá chém thớt”, nếu bạn bực dọc với trễ tàu hay bất hoà với sếp cũng đừng mang điều đó đến cho đồng nghiệp, bạn bè của mình; vì họ sẽ đối xử với bạn theo cách mà bạn ứng xử. Việc hoà nhập xã hội do đó sẽ càng khó khăn hơn nữa.

Quá trình hồi phục sẽ dễ dàng hơn rất nhiều khi bạn biết rõ về tình trạng cũng như vấn đề của mình. Có 1 số giải pháp để vượt qua giai đoạn khó khăn mà các bạn có thể tham khảo như sau:

Học tiếng Nhật: Rất khó để có thể tự chủ, thoải mái mà không biết tiếng Nhật khi ở Nhật. Hãy học tốt tiếng Nhật hơn để đảm bảo bạn có thể chủ động xử lý được những vấn đề trong cuộc sống thường ngày của mình (đi lại, mua sắm,…)
Tìm hiểu thú vui, sở thích của những người Nhật Bản xung quanh bạn: Sự thiếu hiểu biết về nhau dẫn đến cảm giác nhàm chán, thiếu hứng thú với con người cũng như đất nước Nhật Bản. Thử hỏi về sở thích của mọi người để có 1 chủ đề chung nói chuyện cùng nhau. Dần dần bạn sẽ nhận thấy đất nước Nhật đầy thú vị và ẩn chứa nhiều bí ẩn để bạn khám phá.
Kéo dài “Honeymoon” bằng cách duy trì trí tò mò với Nhật Bản: Bạn hãy thử đặt ra những mục tiêu cá nhân như thăm quan tất cả những điểm du lịch nổi tiếng ở Tokyo, học cách chế biến các món ăn truyền thống của Nhật,… Dần dần bạn sẽ am hiểu về văn hoá, địa lý,… Nhật Bản và có thể sử dụng những chủ đề này để trò chuyện và tìm hiểu thêm về những người xung quanh.

Du lịch là một trong những cách kéo dài giai đoạn “Honeymoon”

Du lịch là một trong những cách kéo dài giai đoạn “Honeymoon”


Trò chuyện, bày tỏ khó khăn với mọi người: Người Nhật có thể giúp bạn vượt qua khó khăn tuy nhiên họ sẽ không thể đồng cảm với người Việt khi sống tại Nhật. Lúc này hãy thử trò chuyện cùng với những anh chị người Việt đi trước để xin thêm lời khuyên về cách họ đã vượt qua giai đoạn khó khăn đó.
Tham gia các sự kiện tập thể: Bạn có thể tìm thấy rất nhiều các sự kiện của người Việt Nam tại Nhật Bản như các lớp học nấu ăn (Betoaji), các nhóm chia sẻ sách, giao lưu hàng tháng giữa người Việt (Networking Drink do VPJ tổ chức)… Các sự kiện có nhiều sự tham gia của người Nhật có thể tìm thấy ở trang meetup.com

Khó khăn trong việc hoà nhập luôn hiện hữu, tuy nhiên cách bạn nhìn nhận những khó khăn đó sẽ giúp quá trình vượt qua dễ dàng hơn nhiều. Chúc các bạn sớm hoà nhập và có những ngày tháng tươi đẹp tại Nhật Bản!

Tài liệu tham khảo: Kalervo Oberg – August 3 1954 – Culture shock and the problem of adjustment to new cultural environments

Du lịch Nhật Bản bằng phàPrev

[VIDEO] Japanese for Work – How to Get Permission (Part 1) 許可を得るNext

Related post

  1. Cuộc Sống

    GIÁNG SINH TẠI VĂN PHÒNG PLAYNEXT LAB

    Giáng sinh đang đến rất gần, các bạ…

  2. Sáu cuốn sách hay trong tủ sách kỹ năng sống Nhật Bản
  3. JP University Students

    Author: Cao Ngọc Anh

    Ở Nhật, đại học cũng là “học đại”?!

    Theo một công bố vào năm ngoái, tỷ …

  4. Author: Thai Ha

    Thủ tục nhập cảnh vào Nhật Bản mới nhất

    Kể từ khi đại dịch Covid bùng phát,…

  1. Author: Cao Ngọc Anh

    Đâu là sự khách biệt trong sơ yếu lý lịc…
  2. Author: Cao Ngọc Anh

    Các loại hình nhà hàng, quán ăn tại Nhật…
  3. Combini Series

    Nhanh tay sở hữu bộ sưu tập DragonBall Z…
  4. Author: Cao Ngọc Anh

    Tóm lược mới nhất về tình hình lao động …
  5. Khám phá

    [7/7] UPDATE – Những bài lập trình…
PAGE TOP