Chuyển đổi visa lao động tại Nhật: Vì sao bạn trượt?

Author: Cao Ngọc Anh

Chuyển đổi visa lao động tại Nhật: Vì sao bạn trượt?

Đa số các bạn Việt Nam dù tiếng Nhật giỏi hay không, đang là du học sinh hay người phụ thuộc vợ/ chồng đều mong muốn có một công việc ổn định với visa lao động cho phép bạn làm việc toàn thời gian để trang trải cuộc sống và tiết kiệm cho tương lai. Vì vậy thủ tục chuyển đổi từ các tư cách cư trú khác sang tư cách lao động là một bước ngoặc lớn mà hầu như người Việt Nam nào cũng muốn (hoặc phải) trải qua.

Nếu bạn thường xuyên ra vào các trang cộng đồng người Việt sinh sống tại Nhật, bạn sẽ thấy có nhiều bài post chia sẻ hành trình gian nan đổi visa lao động của các bạn du học sinh hoặc các bạn theo gia đình sang Nhật. Cớ sao lại gian nan như vậy?

Có rất nhiều thông tin chính thức từ phía chính phủ Nhật Bản công bố việc mở cửa đón nhiều lao động từ các nước đang phát triển, nhưng vì đâu mà người Việt Nam chúng ta vẫn rớt visa “nhiều như lá mùa thu”? Các bạn kỹ sư (hay sắp trở thành kỹ sư) hãy cùng Talent Hub tìm hiểu bài viết này nhé.

(Bài viết này dựa trên thu thập thông tin từ các trang mạng xã hội của tác giả, vì hiện tại không có bất kì thông tin thống kê được công bố chính thức từ Cục Quản lý xuất nhập cảnh)

Nguyên do dẫn đến chuyển đổi visa lao động không thành công

1.Phần giải trình “nội dung công việc có liên quan đến chuyên môn” không hợp lý


Thông thường các công ty đều nhờ luật sư chuẩn bị hồ sơ xin visa lao động cho bạn, nhưng nếu bạn trúng tuyển vào công ty phái cử nhân sự thì có trường hợp bạn sẽ phải tự thuê luật sư làm cho mình.

Phần giải trình “nội dung công việc có liên quan đến chuyên môn” không hợp lý

Trong bộ hồ sơ xin visa lao động có hai văn bản quan trọng nhất đó là thư mời nhận việc (gọi là naitei) và giải trình lý do tuyển dụng bạn. Thư mời nhận việc sẽ thể hiện vị trí công việc, mức lương, nơi làm việc v.v., là tấm vé thông hành cần thiết đầu tiên để bạn được một công ty nào đó bảo lãnh visa. Nhưng đây chỉ mới là điều kiện cần. Giải trình lý do tuyển dụng chính là điều kiện đủ quan trọng nhất. Nếu văn bản này không thể hiện được lý do vì sao công ty tuyển bạn, công việc bạn sẽ làm phù hợp với bằng cấp và kinh nghiệm của bạn, công ty đủ năng lực tài chính và có mục đích rõ ràng khi tuyển dụng người nước ngoài, thì bạn sẽ khó mà đỗ visa lao động.

Nói như trên không có nghĩa là bạn làm công việc trái ngành học hoặc trúng tuyển vào những công ty không có một người nước ngoài nào làm việc sẽ không thể đỗ visa lao động. Trên thực tế, chính bản thân tác giả bài viết chưa từng làm một công việc đúng ngành nào từ khi đến Nhật, nhưng visa vẫn suôn sẻ (chắc vì Nhật Bản còn thương nên cho ở lại :D).

2. Phạm pháp

Phạm pháp

Khi nói đến phạm pháp, bạn hẳn nghĩ rằng nó là một tội nghiêm trọng như trộm cắp hay hành hung gì đấy, nhưng không phải chỉ những tội hình sự như vậy mới làm bạn trượt visa lao động. Việt Nam chúng ta là nước chiếm tỷ lệ phạm tội cao thứ hai tại Nhật, mà trong đó đại đa số là tội dân sự. Nhẹ thì làm thêm quá tiếng, nặng thì cư trú bất hợp pháp.

Nói đến làm thêm quá tiếng, đây là tội mà không ai muốn phạm phải, nhưng người Việt Nam mình không thể không làm vậy. Bởi cuộc sống ở Nhật quá tốn kém, đồng Yên đắt đỏ, ngoài chi phí trang trải cuộc sống còn có học phí, tiền nenkin (lương hưu) và ty tỷ các thứ phí khác. Hơn nữa, ai cũng mong muốn tích cóp cho tương lai, chứ mang tiếng đi Nhật mà về tay không hoặc “lỗ” thì khó mà ăn nói với mọi người. Chính vì vậy, ai cũng lao vào làm thêm, vượt quá quy định 28 tiếng/ tuần của chính phủ Nhật Bản.

Có một số bạn cho rằng công việc lương tay, hay thậm chí là không nộp bất kì giấy tờ nào và không báo thuế thì sẽ lách được luật này. Nhưng trên thực tế vẫn có những bạn giấy tờ thuế hay sổ ngân hàng không ghi nhận bất cứ hành vi làm thêm quá tiếng nào, những vẫn rớt visa như thường. Tại sao vậy, mời bạn đến với lý do cuối cùng nhé.

3. Hên xui …

Hên xui ...

Thật sự chuyển đổi visa lao động có cả phần hên xui trong đó nữa các bạn ạ! Nói như thế này có vẻ hơi nực cười, vấn đề tư cách lưu trú hệ trọng như vậy, nhưng dù bạn có công ty bảo lãnh đủ năng lực và có luật sư vững nghiệp vụ hỗ trợ, bạn vẫn cần 10% may mắn trong đó! Không ít các trường hợp có lai lịch tốt, tiếng Nhật vững nhưng vẫn trượt visa lao động, với lý do trượt chỉ chung chung là “hồ sơ không phù hợp để cấp phép”. Và vẫn có những bạn bằng cấp không quá nổi bật nhưng vẫn nhận được visa lao động. Thế mới nói, “hay không bằng hên” là vậy.

Dấu hiệu cho thấy bạn rớt visa lao động

Thời gian chờ visa lâu hơn bình thường không hẳn là một dấu hiệu cho thấy bạn trượt rồi, nhưng có khả năng bạn sẽ phải bổ sung hồ sơ. Chỉ khi nào bạn nhận được những thông báo như trong các hình bên dưới đây thì, rất tiếc có khả năng bạn đã trượt visa lao động.

Chính vì có mức độ rủi ro trong việc xin chuyển đổi tư cách lưu trú sang lao động tại Nhật Bản mà trước khi bạn nộp hồ sơ bạn cần có kế hoạch dự phòng cho mình. Để cho dù xảy ra tình huống xấu nhất thì bạn cũng không phải quá tuyệt vọng. Dự phòng như thế nào, mời bạn đọc tiếp nhé.

Làm gì khi bị rớt visa lao động

1.Nếu visa hiện tại của bạn còn hiệu lực

Visa của bạn tại thời điểm bạn nộp hồ sơ xin chuyển visa lao động còn hiệu lực trên 1 năm thì bạn không phải lo lắng gì. Nếu bạn không đỗ visa lao động, thì tư cách cư trú hiện tại của bạn vẫn còn hiệu lực chứ không hề bị hủy. Bạn vẫn được sinh sống hợp pháp tại Nhật với visa du học sinh hoặc visa phụ thuộc vợ/ chồng.

Hình: Giấy thông báo trượt visa lao động

Hình: Giấy thông báo trượt visa lao động

 

2. Nếu visa hiện tại của bạn hết hiệu lực

Nếu không may rơi vào hoàn cảnh này, bạn sẽ được Cục cho thời gian khoảng một tháng để sắp xếp về nước. Chính lúc này bạn phải sử dụng đến kế hoạch dự phòng của mình. Kế hoạch đó có thể là nói lời tạm biệt với nước Nhật, sẵn sàng về nước và sẽ quay lại một ngày nào đó trong tương lai. Hoặc đó có thể là chiến đấu đến cùng tìm cho được một công ty tuyển dụng và đồng ý bảo lãnh visa cho bạn. Nếu bạn chọn cách này, phải có tinh thần thép để không quá hụt hẫng khi lâm vào tình huống xấu nhất: trượt visa lần thứ 2.

Hầu hết các Cục quản lý xuất nhập cảnh trên toàn nước Nhật cho bạn 4 cơ hội được nộp hồ sơ xin chuyển sang visa lao động. Vì vậy bạn được phép “còn nước còn tát” đến 4 lần. Khi visa chờ về nước (thường là 30 hoặc 31 ngày) của bạn hết hạn nhưng Cục vẫn chưa trả kết quả thì bạn vẫn được phép cư trú hợp pháp tại Nhật, với lý do đơn giản là đang đợi kết quả visa. Vì vậy kế hoạch dự phòng này cũng không đến nỗi bất khả thi nhé.

Kết:

Hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho các kỹ sư trong quá trình tìm việc và chuyển đổi tư cách lưu trú trong tương lai. Và hãy chia sẻ với bạn bè và người thân về những thông tin này bạn nhé!

 

Sáu cuốn sách hay trong tủ sách kỹ năng sống Nhật BảnSáu cuốn sách hay trong tủ sách kỹ năng sống Nhật BảnPrev

JLPT – Điều kiện cần nhưng chưa đủ?NextJLPT - Điều kiện cần nhưng chưa đủ?

Related post

  1. Japanese Staff and Vietnamese Staff
  2. Tỉnh thành nào của Nhật đông người Việt Nam sinh sống nhất?
  3. Summer festival
  4. Trà sữa Tokyo
  5. Riding a bicycle in Japan
  1. Author: Cao Ngọc Anh

    NHỮNG NGÀY VIÊM MÀNG TÚI PHẦN 1
  2. Author: Cao Ngọc Anh

    Công việc nào tại Nhật bạn có thể ứng tu…
  3. Author: Cao Ngọc Anh

    Làm việc ở Nhật, bạn được gì?
  4. Author: Thai Ha

    Thủ tục nhập cảnh vào Nhật Bản mới nhất
  5. Author: Cao Ngọc Anh

    Chính thức từ 0h ngày 8/4: Lockdown …
PAGE TOP