Curriculum vitae

Author: Cao Ngọc Anh

Đâu là sự khách biệt trong sơ yếu lý lịch Việt – Nhật

Nếu bạn đã từng xin việc tại Nhật hoặc tại các công ty Nhật tại Việt Nam, hẳn bạn đều bị yêu cầu chuẩn bị sơ yếu lý lịch tiếng Nhật (gọi là “rirekisho”). Với một đất nước quy của như Nhật Bản thì việc sáng tạo rirekisho thể hiện thẩm mỹ của riêng bạn hoàn toàn không được ủng hộ, thay vào đó bạn phải điền rirekisho theo mẫu sao cho đúng và đủ thông tin. 

Để làm điều đó, trước tiên hãy cùng phân biệt sự khác nhau giữa sơ yếu lý lịch tiếng Việt và rirekisho nhé! 

Khác biệt 1: Thể loại

Việt Nam: Sơ yếu lý lịch và CV hoặc đơn xin việc

Đôi khi bạn có thể nhầm lẫn sơ yếu lý lịch với CV hoặc đơn xin việc, nhưng ở Việt Nam sơ yếu lý lịch thường có tính chất giống như bạn đang kê khai thông tin trên sổ hộ khẩu và giấy tờ tùy thân của bạn vậy. Trong sơ yếu lý lịch sẽ bao gồm những thông tin cá nhân cơ bản nhất và thống nhất với giấy tờ tùy thân của bạn, đặc biệt là địa chỉ thường trú và gia phả (cha mẹ, anh chị em). Thông thường, sơ yếu lý lịch không quá cần thiết khi bạn ứng tuyển vào một tập đoàn đa quốc gia hoặc tổ chức có tính quốc tế, nhưng nó là hồ sơ không thể thiếu nếu bạn muốn ứng tuyển vào các cơ quan nhà nước hay công ty Việt Nam 100%, hay muốn được công chứng, chứng nhận bởi cơ quan công chứng Việt Nam.

Ngược lại, nếu bạn chọn các công ty có vốn nước ngoài, CV hay đơn xin việc đóng vai trò quyết định đến việc công ty có hứng thú với quá trình học, bằng cấp, kinh nghiệm làm việc của bạn và mong muốn phỏng vấn bạn hay không. CV hoặc đơn xin việc ở Việt Nam khá dễ tính, bạn có thể sáng tạo theo ý bạn và đưa vào những thông tin mà bạn muốn làm nổi bật. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn muốn đưa gì thì đưa. Nó vẫn phải bao gồm nội dung liên quan đến bằng cấp, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng…

Nhật Bản: sơ yếu lý lịch (履歴書 – rirekisho) và bảng tường thuật chi tiết kinh nghiệm làm việc (職務経歴書– shokumu keirekisho)

CÁCH VIẾT SƠ YẾU LÝ LỊCH XIN VIỆC LÀM THÊM (BAITO) TẠI NHẬT

Hầu như cửa hàng nào cũng sẽ yêu cầu bạn mang theo nộp bản…

Posted by Japan Work- Hỗ trợ công việc làm thêm tại Nhật Bản on Friday, April 14, 2017

Rirekisho thì lại khác hoàn toàn so với sơ yếu lý lịch, vì nó thể hiện tất cả các nội dung từ thông tin cá nhân cơ bản cho đến kỳ vọng về thời gian làm việc, nơi làm việc hay số người phụ thuộc trong gia đình. Để đảm bảo tất cả thông tin được thể hiện trên hai mặt giấy A4, người Nhật quy định rất rõ ràng về mẫu rirekisho và cách viết. Có không ít bài viết liên quan đến điều này, nhưng bạn nên có một cái nhìn rõ ràng về công việc mà bạn ứng tuyển trước khi bắt tay vào làm rirekisho, để nội dung bạn thể hiện không “na ná” như của tất cả mọi người.

Thêm vào đó, vẫn một mẫu rirekisho tương tự được sử dụng khi xin việc làm bán thời gian, nhưng sẽ có những mục ghi ngắn gọn hoặc không ghi cũng được. Ngược lại, nếu bạn ứng tuyển vào những tập đoàn lớn hay có ý định chuyển việc thì một rirekisho công phu, có đính kèm thêm shokumu keirekisho gần như là điều bắt buộc. Sở dĩ phải cầu kỳ như vậy vì người Nhật có quan niệm rằng cách chuẩn bị rirekisho cũng thể hiện phần nào con người bạn, và một rirekisho đính kèm shokumu keirekisho (nếu có) trông thật chỉnh chu sẽ cho nhà tuyển dụng thấy bạn là “thanh niên nghiêm túc” như thế nào. Người Nhật vốn thích thái độ nghiêm túc trong mọi việc mà!

 

Riêng với các bạn kỹ sư IT, khi ứng tuyển một công việc tại Nhật còn phải đính kèm cả skill sheet (スキルシート), thể hiện những kỹ năng IT mà bạn đã tích lũy được. Cách điền skill sheet thường tùy theo mẫu của công ty, nhưng bạn cũng đừng lo vì nó khá dễ hiểu và chủ yếu giống như chọn trắc nghiệm, khi diễn giải cũng không nhất thiết phải dùng tiếng Nhật quá chuẩn. 

Khác biệt 2: Viết bằng bút màu gì?

Việt Nam: Giống như các thư từ và đơn xin liên quan đến hành chính – chính phủ, sơ yếu lý lịch và đơn xin việc phải được viết bằng mực màu xanh. Vì Việt Nam chúng ta quan niệm bút màu đen dễ gây nhầm lẫn không biết đây là bản gốc hay bản photo.

Nhật Bản: Ngoài màu đen ra, tất cả các bút màu khác đều không được phép sử dụng. Những màu xanh, đỏ, xám chỉ dành cho việc ghi chép cá nhân mà thôi. 

Cách an toàn nhất là bạn đánh máy rồi in ra và dán hình vào. Bạn nên chú ý thống nhất phông chữ cho bất kỳ văn bản nào. Đối với ảnh thẻ cho rirekisho, kích thước được quy định là 3X4, nền màu xanh, xám hoặc trắng và bắt buộc phải mặc vest. Khi chụp bạn phải nhìn thẳng và mỉm cười một chút. Riêng sơ yếu lý lịch Việt Nam thì không được cười (ngược lại nhỉ?) và nền xanh là phổ biến, trang phục chỉ cần lịch sự chứ không nhất thiết phải là vest. 

Khác biệt 3: Cách trình bày:

Việt Nam: mẫu sơ yếu lý lịch thường cố định, còn CV xin việc thì khá thoải mái về cách ghi, tuy nhiên bạn vẫn phải đảm bảo đầy đủ những thông tin như trong ảnh dưới đây có đề cập.

 

View this post on Instagram

 

A post shared by Dịch vụ thiết kế CV 8idea (@8idea.cv) on

Nhật Bản: Cách ghi là bắt buộc và đã trở thành quy định. Bạn không được phép “chế” rirekisho vì làm như vậy chỉ khiến bạn bị loại ngay từ “vòng giữ xe” cho dù bạn đã cố gắng “rải” rirekisho nhiều công ty. Cho dù là nhà tuyển dụng dễ tính nhất cũng khó lòng cho qua một rirekisho được viết bằng tiếng Nhật tiêu chuẩn nhưng cách trình bày và cách ghi hoàn toàn “khác người”.

Khác biệt 4: Cách ghi thời gian

Việt Nam: Hoàn toàn không có bất kỳ quy định nào cho việc ghi thời gian, miễn sao bạn thể hiện đầy đủ thời gian và không mắc những sai lầm vô cùng cơ bản (và buồn cười) là ghi ngày sinh của bạn là ngày mà bạn làm sơ yếu lý lịch. Không hiểu sao có không ít bạn trẻ vướng phải lỗi này, và cách ghi thuần Việt luôn là ngày/ tháng/ năm, còn nếu muốn ghi tiếng Anh thì nên thống nhất cách ghi từ đầu đến cuối, chứ đừng lộn xộn nửa Tây nửa Ta nhé.

Nhật Bản: Bắt buộc bạn phải dùng năm thời đại, kể cả cho ngày sinh của bạn. Bạn có thể xem chuyển đổi từ năm Dương lịch sang năm thời đại của Nhật tại link này (https://seireki.hikak.com/).

Khác biệt 5: Mail đính kèm rirekisho

Việt Nam mình chỉ cần viết mail rõ chủ ngữ, công việc muốn ứng tuyển, người phụ trách v.v. là được chứ không có bất cứ một ràng buộc nào về cách dùng từ. Nhưng với người Nhật, bạn bắt buộc phải dùng kính ngữ và phải viết khá dài dòng. Nếu bạn đang “bí” hoặc muốn tìm hiểu thêm về sự “kỹ tính” này, bạn có thể tải app này để tham khảo phong văn mail tiếng Nhật đính kèm CV nhé!

iOS: https://apple.co/2Muhkx8

Android: https://bit.ly/2ZhV1OC

Kết:

Bạn đang chuẩn bị cho cuộc chiến tìm việc làm ở Nhật? Hay bạn muốn ứng tuyển vào một công ty Nhật Bản ở Việt Nam? Hi vọng bài viết này sẽ cho bạn một cái nhìn đầu tiên và bạn sẽ biết phải làm gì với sơ yếu lý lịch của mình. Phân biệt được những điểm khác biệt sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc chuẩn bị một rirekisho “nhìn là ưng” đấy!

Japan Jobs you can apply from VietnamCông việc nào tại Nhật bạn có thể ứng tuyển từ Việt NamPrev

Luyện tập phỏng vấn xin việc công ty Nhật! – Hỏi đáp qua video – Phần 1Next

Related post

  1. Working in JP: What you can get

    Author: Cao Ngọc Anh

    Làm việc ở Nhật, bạn được gì?

    Bất kỳ sự thể nào cũng có hai mặt, …

  2. Làm sao để biết bạn đóng dư hoặc thiếu tiền nenkin
  1. Author: Cao Ngọc Anh

    Series phỏng vấn ở Nhật – Tập…
  2. TalentHub Talkshow

    Interview: Nguyễn Minh Hoàng
  3. Tabemono Series

    THỨC UỐNG HOA ANH ĐÀO PHIÊN BẢN GIỚI HẠN…
  4. Author: Cao Ngọc Anh

    Lưu ý với kết quả khám tổng quát hàng nă…
  5. Author: Cao Ngọc Anh

    Nhân viên công ty Nhật: Làm thế nào để k…
PAGE TOP