Paid or Unpaid Leave?

Author: Cao Ngọc Anh

Phân biệt ngày nghỉ theo quy định của pháp luật và theo quy định của công ty

Khi đọc bất kỳ một thông tin tuyển dụng nào, bạn cũng sẽ thấy các công ty ghi rõ số ngày nghỉ có lương hằng năm. Có công ty nghỉ 125 ngày, nhưng có công ty chỉ nghỉ 100 ngày! Tại sao lại có sự chênh lệch như vậy? Đó là vì không phải tất cả các ngày nghỉ có lương của một công ty đều do pháp luật quy định, mà nó còn dựa trên nội quy công ty đó nữa. Hãy cùng Talent Hub tìm hiểu về ngày nghỉ có lương để nghỉ đúng và nghỉ đủ bạn nhé!

Khác biệt về ngày nghỉ có lương hằng năm

Khác biệt duy nhất chỉ là văn bản quy định những ngày nghỉ! Có một số ngày mà nhất thiết công ty phải cho phép nhân viên nghỉ mà vẫn phải trả lương cho họ, vì nó được quy định cụ thể trong một số bộ luật như Luật Lao động, Luật Y tế, Luật Gia đình v.v. Cũng có một số ngày nghỉ vẫn nằm trong quyền lợi được nghỉ của nhân viên, nhưng công ty có trả lương hay không sẽ được quy định trong văn bản nội bộ công ty. Dưới đây là một số cụm từ tiếng Nhật liên quan mà ai cũng cần biết nếu làm việc tại Nhật Bản:

有給休暇 : yukyu kyuka : ngày nghỉ có lương
無給休暇 : mukyu kyuka : ngày nghỉ không có lương
法定休暇 : hoteikyuka : ngày nghỉ theo quy định của pháp luật
法定外休暇・特別休暇 : hoteigai kyuka/ tokubetsu kyuka : ngày nghỉ đặc biệt, được hiểu là ngày nghỉ theo quy định của công ty, được thể hiện trong nội quy lao động

Ngày nghỉ theo quy định của pháp luật Nhật Bản

Pháp luật Nhật Bản cho phép nhân viên công ty có quyền được nghỉ vào những dịp sau:

Nghỉ thai sản

Nhân viên nữ được nghỉ ít nhất 6 tuần trước ngày dự sinh và 8 tuần sau khi sinh. Trong trường hợp sinh đôi hoặc nhiều hơn, thời gian nghỉ trước khi sinh sẽ là 14 tuần trước ngày dự sinh. Tiền lương trong kỳ nghỉ thai sản sẽ do bảo hiểm chi trả.

Paid or Unpaid Leave

Nghỉ phép năm

Như quy định theo Điều 39 của Bộ luật Lao động hiện hành, tất cả nhân viên có quyền lấy phép năm để nghỉ. Và phía công ty phải trả lương cho nhân viên như bình thường vào những ngày nghỉ này.
Thông thường, sau 6 tháng làm việc, nhân viên sẽ có 10 ngày phép năm. Và sau đó cứ mỗi tháng làm việc sẽ được cộng thêm một ngày phép năm.

Nghỉ kinh nguyệt dành cho nhân viên nữ

Nhân viên nữ được nghỉ vào những ngày kinh nguyệt gây mệt mỏi đến không thể làm việc được. Người nghỉ không cần phải xin giấy khám bác sĩ, còn nghỉ được bao nhiêu ngày và cách thông báo nghỉ như thế nào sẽ do công ty quy định.
Luật pháp không quy định đây là ngày nghỉ hưởng lương và gần 95% công ty không trả lương nếu nhân viên không đi làm vì kinh nguyệt.

Paid or Unpaid leave

Nghỉ chăm sóc bản thân

Khi cần chăm sóc bố mẹ già hoặc thành viên trong gia đình bị ốm, nhân viên có thể lấy phép để nghỉ vì việc gia đình. Ngày nghỉ này được quy định trong Bộ Luật Gia đình, và nhân viên có thể lấy phép một ngày hoặc nửa ngày. Nhân viên được hưởng trợ cấp từ bảo hiểm, còn công ty có trả lương hay không thì còn tùy thuộc vào quy định nội bộ.

Nghỉ chăm con

Nhân viên nam lẫn nữ đều được lấy ngày nghỉ này, mục đích để chăm con cho đến khi nó tròn 1 tuổi. Số ngày nghỉ không bị giới hạn và bảo hiểm sẽ chi trả cho những ngày nghỉ này.

Những ngày nghỉ được bảo hiểm chi trả đều có điều kiện ràng buộc, ví dụ như phải tham gia bảo hiểm trên 2 năm và đóng bảo hiểm liên tục v.v. Nếu công ty quy định chi trả toàn bộ hay một phần cho những ngày nghỉ trên, họ cũng sẽ đưa những điều kiện ràng buộc cụ thể vào trong nội quy lao động.

Ngày nghỉ theo quy định công ty Nhật Bản

Sau đây là một số ngày nghỉ phổ biến mà do chính công ty đưa vào văn bản quy định nội bộ của họ. Những ngày nghỉ này được coi là ngày nghỉ đặc biệt tại Nhật.

  • Ngày nghỉ Keio: được sử dụng khi một nhân viên kết hôn hoặc người thân của nhân viên qua đời. Nó thường phổ biến trong các tập đoàn lớn tại Nhật. Số ngày nghỉ dao động từ 1 đến 4 ngày và được quy định cho từng trường hợp cụ thể.
  • Nghỉ đi tình nguyện: được áp dụng khi nhân viên thực hiện các hoạt động đóng góp xã hội. Tại Nhật Bản, có nhiều công ty coi đó là trách nhiệm xã hội, đặc biệt là sau các trận động đất lớn ở Nhật Bản. Một số công ty còn chi một khoản trợ cấp và chi phí đi lại cho nhân viên.
  • Nghỉ hè: giống như kỳ nghỉ hè của học sinh, nhân viên công ty sẽ được nghỉ trong khoảng 3 đến 10 ngày trong mùa hè, tùy theo quy định công ty. Các công ty thường khuyến khích nhân viên nghỉ vào dịp này bằng cách trả lương đầy đủ cho họ. Kỳ nghỉ thường trùng hoặc cận lễ Obon vào tháng 8 hằng năm và được đa số công ty Nhật áp dụng.
  • Nghỉ refresh: với những nhân viên có thâm niên làm việc 5-10-15 năm, công ty sẽ ưu ái cho họ bằng kỳ nghỉ này, để thư giãn và làm mới mình.

Paid or Unpaid Leave

  • Nghỉ đào tạo giáo dục: nhân viên được nghỉ làm ngắn ngày hoặc dài ngày để tham gia khóa đào tạo nâng cao kiến ​​thức và kỹ năng trong công việc. Ngày nghỉ này phổ biến trong những công ty trực thuộc chính phủ và đang phục vụ các dự án của chính phủ.
  • Nghỉ sinh nhật: nhân viên có thể nghỉ từ một ngày đến ba ngày giữa tuần sinh nhật và một tuần trước hoặc sau. Các tập đoàn đa quốc gia thường áp dụng ngày nghỉ này.

Đa số các công ty đều trả lương cho những ngày nghỉ trên. Nhưng công ty bạn quy định như thế nào thì bạn cần xác nhận cụ thể thông qua nội quy lao động của công ty nhé. Còn vì sao có công ty có 125 ngày nghỉ năm, còn có công ty chỉ nghỉ 100 ngày, đó là vì công ty tính theo số ngày nghỉ trong tuần, cộng với ngày lễ quốc gia, cộng với ngày phép năm của bạn và ngày do công ty quy định!

Ví dụ:

  • Mỗi tuần bạn có 2 ngày nghỉ (thường là thứ 7 và Chủ Nhật) ⇒ 2x4x12 = 96 ngày/ năm
  • Nhật Bản có 16 ngày lễ quốc gia mỗi năm. Nhưng đây không phải là những ngày mà công ty bắt buộc phải cho nhân viên nghỉ. Quy định pháp luật không yêu cầu phải nghỉ trong 16 ngày này.
  • Bạn có 12 ngày nghỉ phép năm mỗi năm

=> Như vậy, bạn có 96 + 16 + 12 = 124 ngày nghỉ.

Các công ty nghỉ ít hơn là vì họ yêu cầu nhân viên đi làm vào ngày lễ quốc gia hay dịp cuối tuần.

 Giờ thì bạn đã hiểu rõ về các ngày nghỉ chưa? Hãy tận dụng nó để có thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống nhé!

 

Petting a dog in JapanNuôi chó ở Nhật: dễ hay khó?Prev

Nhân viên nước ngoài cũng cần kiến ​​thức phòng chống thiên tai. Hãy nhớ “thảm họa có thể xảy đến bất cứ lúc nào”!Next

Related post

  1. Author: Cao Ngọc Anh

    Nhật Bản: Nên và không nên làm gì vào dịp n…

    Trong tiếng Nhật có từ 正月三が日 (Shōga…

  2. Học tiếng Nhật

    Luyện tập phỏng vấn xin việc công ty Nhật! –…

    Phụ đề bao gồm cả tiếng Việt, tiếng…

  3. Tips for making Bento
  4. Tính cách qua nhóm máu
  1. Tabemono Series

    THỨC UỐNG HOA ANH ĐÀO PHIÊN BẢN GIỚI HẠN…
  2. Author: Cao Ngọc Anh

    Thời gian làm việc tại các công ty Nhật …
  3. Author: Cao Ngọc Anh

    Chuyển đổi visa lao động tại Nhật: Vì sa…
  4. Học tiếng Nhật

    Nói tóm lược về các dự án – Hỏi đá…
  5. Author: Cao Ngọc Anh

    DỰ ÁN ÁNH SÁNG MỚI NHẤT CỦA TEAMLAB
PAGE TOP