Gaijin in Japan

Author: Cao Ngọc Anh

Tóm lược mới nhất về tình hình lao động nước ngoài tại Nhật

Mời bạn cùng Talent Hub cập nhật kịp thời những thống kê của Bộ Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, được tổng hợp và công bố trên trang báo mạng Nikkei vào giữa năm 2019 nhé. 

Tính đến cuối năm 2018, đã có 2,73 triệu lao động nước ngoài làm việc tại Nhật Bản. Năm năm trước Nhật Bản chỉ có 680.000 người nước ngoài, gần gấp bốn lần! Mặc dù nó chiếm gần 2.1% dân số Nhật Bản, nhưng ngày càng nhiều người nước ngoài sinh sống và làm việc trong các nhà máy, cửa hàng tiện lợi, nhà hàng, khách sạn v.v.

■ Quốc tịch

Theo quốc tịch, Trung Quốc đứng đầu, chiếm 28%, tương đương 765.000 người. Tiếp theo là Hàn Quốc, chiếm 16.5%, tương đương khoảng 450.000 người. Theo sau là 331.000 người Việt Nam (12.1%), 271.000 người Philippines (9.9%) và 202.000 người Brazil (7.4%) với nhiều thực tập sinh kỹ thuật. So với 5 năm trước, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng lớn nhất, gấp 9 lần.

■ Tư cách cư trú

Theo tư cách cư trú, cư dân vĩnh trú chiếm tỉ lệ cao nhất. Tiếp theo là số lượng sinh viên quốc tế đến Nhật Bản để học tiếng Nhật và các trường cấp cao hơn. Tuy làm việc không phải là mục đích chính yếu của tư cách du học sinh, nhưng rất nhiều học sinh sinh viên đang làm thêm vượt quá số giờ quy định là 28 tiếng/ tuần. Tư cách thực tập sinh kỹ thuật chiếm vị trí thứ ba, bám sát ngay sau đó ở vị trí thứ tư bởi tư cách vĩnh trú đặc biệt. Một tư cách cư trú phổ biến nữa là “Kỹ sư, tri thức nhân văn, nghiệp vụ quốc tế”, cũng là loại visa lao động Nhật phổ biến nhất hiện nay.

■ Tư cách cư trú theo ngành công nghiệp

Du học sinh chiếm 30% trong số người nước ngoài làm việc trong ngành dịch vụ bán sỉ – lẻ, và chiếm 58% trong ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống. Du học sinh thật sự đang đóng góp rất đáng kể để duy trì hoạt động của các dịch vụ giải trí và mua sắm mà thường hoạt động xuyên ngày lễ, có nơi còn hoạt động 24/24.

Trong số người nước ngoài làm việc trong ngành chế biến – sản xuất – gia công, thực tập sinh kỹ thuật chiếm đến 40%. Con số này tăng gần gấp đôi trong ngành xây dựng. Có thể thấy, đây là hai ngành thiếu nhân lực trầm trọng và phải cần đến nguồn nhân lực thực tập sinh kỹ thuật để bù đắp. Số lượng thực tập sinh kỹ thuật người Việt Nam chiếm hơn một nửa tổng số, nhưng có một sự thật đáng buồn là số lượng thực tập sinh bỏ trốn ngày càng tăng. Theo số liệu thống kê gần nhất là năm 2017 đã có 7000 thực tập sinh bỏ trốn, nhiều nhất là trong ngành xây dựng.

Lý do bỏ trốn đa phần rơi vào lương thấp, điều kiện làm việc khắc nghiệt, nguy hiểm, các chế độ phúc lợi không đúng như đã hứa hẹn, thời gian làm việc dài v.v. Trong những năm gần đây, Nhật Bản đã và đang tiến hành nhiều biện pháp để cải thiện tình trạng này, nhưng có vẻ vẫn chưa thật sự hiệu quả.

Japanese Staff and Vietnamese StaffKhác biệt nổi bật giữa nhân viên công ty người Nhật và người Việt NamPrev

Lưu ý với kết quả khám tổng quát hàng nămNextAnnual health check' Result

Related post

  1. Requiring a slightly higher income

    Học tiếng Nhật

    Mức lương mong muốn – Hỏi đáp qua video – Ph…

    Câu hỏi trong phần 6 có vẻ sẽ khiến…

  2. Paid or Unpaid Leave?
  3. Japanese Staff and Vietnamese Staff
  4. Author: Cao Ngọc Anh

    NHỮNG NGÀY VIÊM MÀNG TÚI PHẦN 2

    Công việc bận rộn có thể khiến bạn …

  5. Japan's Rising tax
  1. Tin tức

    Phở Thìn Hà Nội “cập bến” Ik…
  2. Author: Cao Ngọc Anh

    Đâu là sự khách biệt trong sơ yếu lý lịc…
  3. Author: Cao Ngọc Anh

    DỰ ÁN ÁNH SÁNG MỚI NHẤT CỦA TEAMLAB
  4. Author: Cao Ngọc Anh

    Olympic chính thức bị hoãn, Tokyo se…
  5. Học tiếng Nhật

    [VIDEO] Japanese for Work – How to…
PAGE TOP