Author: Cao Ngọc Anh

Series phỏng vấn ở Nhật – Tập 2: Remote work có phải là tiêu chí đánh giá công ty?

Sau khi Corona bùng phát, đa số các kỹ sư IT cả trong và ngoài nước Nhật được chuyển sang làm remote full time chờ dịch lắng. Working from home (WFH – 在宅業務 – làm việc tại nhà) tưởng chừng là một khái niệm ít khả thi trong môi trường công sở Nhật giờ lại được rất nhiều công ty áp dụng.

Chính vì vậy mà gần đây, Talent Hub nhận thấy ngày càng có nhiều kỹ sư đưa “remote working” vào điều kiện quyết định công ty mới khi chuyển việc. Tuy nhiên có nên xem remote working là một trong những yếu tố để đánh giá môi trường làm việc và văn hóa doanh nghiệp hay không? Mời bạn đọc bài viết này để tìm câu trả lời của mình nhé!

Ưu điểm của Working from home

WFH giúp các kỹ sư tiết kiệm rất nhiều thời gian di chuyển trên tàu, xe buýt, hơn nữa cũng có nhiều thời gian cho bản thân để học kỹ năng mới, tự nấu ăn hay đơn giản là … được ngủ nhiều hơn.

Những kỹ sư vốn không giỏi giao tiếp sẽ càng thích WFH vì môi trường làm việc là nhà mình, không cần phải thấy ái ngại hay đau đầu vì những mối quan hệ công sở.

Những kỹ sư có gia đình lại càng thích WFH vì có thể linh động thời gian cho con cái, hơn nữa nếu vợ/ chồng phải chuyển công tác thì bản thân cũng không lo phải chuyển việc. Thậm chí, WFH còn tạo điều kiện lý tuởng để bạn chuyển về ngoại thành sống với diện tích nhà rộng hơn và nhiều mảng xanh thiên nhiên hơn.

Nhược điểm của working from home

WFH có thể khiến các kỹ sư “tự kỷ” hơn, kiệm lời hơn vì gặp gỡ, giao tiếp mặt đối mặt với đồng nghiệp, cấp trên v.v. Làm việc ở nhà liên tục cũng khiến đầu tóc, cách ăn vận bị bỏ bê, và các kỹ sư càng thích sự thoải mái ở nhà thì càng ngại chỉnh chu khi ra đường.

WFH thường linh động về mặt thời gian, nên nếu không tự biết quản lý khối lượng công việc tương ứng với thời gian cần phải bỏ ra, các kỹ sư dễ gặp rắc rối về việc không hoàn thành nhiệm vụ, hay thường xuyên xảy ra tình trạng mất cân bằng trong công việc và cuộc sống “ban ngày chơi ban đêm lọ mọ làm việc”.

WFH lại còn đối mặt với rủi ro dễ bị cám dỗ bởi TV, máy chơi game hay tủ lạnh đầy ắp đồ ăn v.v. Ngoài ra ở nhà thường xuyên cũng có nghĩa hóa đơn điện nước ga sẽ tăng đáng kể, mà một số công ty không có trợ cấp thì các kỹ sư sẽ phải tự chi.

Kết

Theo Talent Hub, WFH là một phương cách làm việc, không phải là một nét văn hóa hay đặc trưng công ty để nhấn mạnh trong kỳ vọng chuyển việc của các kỹ sư. Vì vậy các kỹ sư nên quan tâm đến nội dung công việc, dịch vụ/ sản phẩm của công ty và kỹ thuật ứng dụng cũng như khả năng trưởng thành/ thăng tiến của bản thân khi chuyển việc, chứ không nên đặt WFH làm tiêu chí quyết định.

Series phỏng vấn ở Nhật – Tập 1: Nêu kỳ vọng lương sao cho khéo?Prev

Series phỏng vấn ở Nhật – Tập 3: Lý do chuyển việc khiến bạn trượt phỏng vấn?Next

Related post

  1. Buying a house in Japan

    Author: Cao Ngọc Anh

    Đôi điều cần biết khi mua nhà ở Nhật

    Sở hữu một căn nhà luôn là mục đích…

  2. Author: Nguyen Xuan Bach

    TÊN VIỆT NAM TRONG ĐỜI SỐNG NHẬT BẢN

    Người Việt Nam có cấu tạo họ tên kh…

  3. Suica Apple Pay: có thật tiện lợi đáng để bạn trải nghiệm thử?
  4. Khám phá

    TRƯỢT TUYẾT Ở NAGANO PHẦN 2

    Ở 2 bãi trượt tuyết cuối, thì bãi t…

  5. Author: Cao Ngọc Anh

    Vé Seishun 18: phượt Nam Bắc Nhật Bản giá cư…

    Nếu bạn đang có dự định đi phượt “s…

  1. Author: Cao Ngọc Anh

    Chính phủ Nhật Bản “rót”…
  2. Học tiếng Nhật

    [VIDEO] Japanese for Work – How to…
  3. Author: Nguyen Xuan Bach

    TÊN VIỆT NAM TRONG ĐỜI SỐNG NHẬT BẢN
  4. Author: Cao Ngọc Anh

    Soul trembles: Kiệt tác sắp đặt khiến bạ…
  5. Khám phá

    [Blog] Xây dựng sự nghiệp tại Nhật Bản
PAGE TOP