Author: Cao Ngọc Anh

“TÔI KHÔNG MUỐN THAM GIA TIỆC TẤT NIÊN CỦA CÔNG TY” …

Bonenkai: một nét văn hóa trong doanh nghiệp Nhật

Bonenkai – tiệc tất niên, là một sự kiện không thể thiếu trước khi công ty Nhật bước vào kỳ nghỉ năm mới. Bonenkai có âm Hán Việt là “Vong Niên Hội”,  có nghĩa là một bữa tiệc hay họp mặt để cùng ôn lại một năm sắp qua, quên hết đi những lo âu, muộn phiền của năm cũ và định hướng cho một năm mới tốt đẹp. Với ý nghĩa như vậy, bonenkai là một trong những dịp quan trọng để mọi người tạm gác lại công việc bận rộn, cùng nhau ăn uống, chơi trò chơi bốc thăm may mắn v.v. để giải tỏa căng thẳng cũng như giúp quan hệ với sếp hay đồng nghiệp được thoải mái, gần gũi hơn.

Lẩu truyền thống Nhật, mì soba và rượu sake là 3 món không thể thiếu trong bonenkai

Bonenkai thường được tổ chức với vài trò chơi giải trí hấp dẫn. Mở đầu là kampai (nâng ly chúc mừng) sau đó là các hình thức giải trí khác như Bingo, hát karaoke v.v.

Người Nhật ngại bonenkai, do đâu?

Công ty Dược phẩm Mitsubishi Tanabe đã thực hiện một khảo sát về việc dự tiệc tất niên công ty, hóa ra 44,2% trong số 500  người tham gia khảo sát trả lời rằng họ không thật sự muốn đi tiệc tất niên công ty. Khi được hỏi lý do, nhiều người than thở “Tôi phải vừa ăn uống vừa chú ý lời nói và thứ bậc không khác gì khi làm việc”, “Tôi muốn uống với bạn bè hơn là uống với người của công ty” hay “Thật bực bội khi cứ phải nghe và hùa theo câu chuyện của cấp trên” v.v. Nhiều lý do được đưa ra bất kể giới tính và độ tuổi.

Cuộc khảo sát được thực hiện online trên toàn quốc, vào tháng 11 năm nay với 500 người tham gia ở độ tuổi từ 20 đến 40 và không chia theo tỷ lệ giới tính. Về việc tham gia tăng 2 sau bữa tiệc chính, tỷ lệ người được hỏi trả lời “Tôi đã từ chối” là 68,8%, cao hơn rất nhiều so với 31,2% trả lời “Tôi không từ chối”. Để từ chối, nhiều người lấy lý do là “Tôi không thể uống thêm được nữa”, “Cảm thấy mệt” hay vì lý do sức khỏe khác, v.v. Một số người còn bật mí cách chuồn êm để không đi tăng 2 là: “Ngay sau khi bữa tiệc chính kết thúc, hãy biến mất trước khi mọi người tập hợp lại.”

Hậu bonenkai cũng là một nguyên nhân làm nhiều người mất vui

Khảo sát cũng đưa ra câu hỏi “Bạn đã kết thúc tiệc bonenkai như thế nào?” và kết quả thu được là có 1 trên 5 người trả lời rằng “Tôi thấy mình thật thảm hại sau bữa tiệc bonenkai”. Dư vị của bonenkai đối với một số người chẳng khác nào cơn ác mộng: “Tôi đã nôn vào người sếp tôi”, “Tôi không nhớ gì và ngủ trên đường”, “Tôi say quá và ngã bị thương” v.v. Thậm chí, còn có một số trường hợp tự nhận thấy mình đã “không hoạt bát và thể hiện tốt bản thân trong tiệc tất niên” nên càng thêm phần bất an về công việc đến mức “khóc trong nhà vệ sinh và không đứng dậy nổi”.

Say sỉn dẫn đến nhiều vấn đề hậu bonenkai

Bonenkai – vui thôi đừng vui quá!

Đối với nhân viên văn phòng, đặc biệt là giới kỹ sư IT thường phải làm việc với cường độ cao và chỉ giao tiếp chủ yếu qua mail, điện thoại thì bonenkai hay những buổi họp mặt “ăn nhậu” thật sự là dịp quan trọng để kết nối với đồng nghiệp và để “xõa” giải tỏa căng thẳng. Tuy nhiên, khi có hơi men vào thì ý nghĩa tốt đẹp của bonenkai có thể bị biến tướng. Vì vậy Talent Hub mong các bạn dù vui mấy cũng đừng đi quá giới hạn, để tạo cho mình những kỷ niệm và ấn tượng tốt đẹp về bonenkai bạn nhé.

DỰ ÁN ÁNH SÁNG MỚI NHẤT CỦA TEAMLABPrev

BA MẸ ƠI MÌNH ĐI ĐÂU THẾ ? PHẦN 1Next

Related post

  1. Trà sữa Tokyo
  2. IT tests in Japan
  3. Soul Trembles

    Author: Cao Ngọc Anh

    Soul trembles: Kiệt tác sắp đặt khiến bạn … …

    Bạn đã bao giờ cảm thấy sự trống tr…

  4. Author: Thai Ha

    Thủ tục nhập cảnh vào Nhật Bản mới nhất

    Kể từ khi đại dịch Covid bùng phát,…

  5. Kakigori Tokyo
  6. Japan Jobs you can apply from Vietnam
  1. Tabemono Series

    ODEN – LINH HỒN MÙA ĐÔNG CỦA NHẬT
  2. Author: Cao Ngọc Anh

    Làm việc ở Nhật, bạn được gì?
  3. Công nghệ

    DroneX Pro siêu phẩm máy bay mini không …
  4. Author: Cao Ngọc Anh

    Nhật Bản nới lỏng việc tái nhập c…
  5. Cuộc Sống

    LỊCH DỰ KIẾN NỞ HOA ANH ĐÀO TRÊN KHẮP NƯ…
PAGE TOP