Author: Cao Ngọc Anh

Dị ứng phấn hoa: căn bệnh quốc dân Nhật Bản

Với các kỹ sư đang làm việc ở Nhật, hẳn không còn lạ với hình ảnh người Nhật mang khẩu trang thường xuyên vào khoảng cuối tháng 2 đến tháng 4. Họ sợ lây cúm là một phần, nhưng chủ yếu là để đối phó với dịch kafunsho (花粉症, dị ứng phấn hoa) vốn còn khiến “nạn nhân” thê thảm hơn cả cúm.

Năm nay có thể tình hình sẽ tồi tệ hơn, khi mà corona chưa qua, kafunsho lại sắp tới, và không biết người Nhật kiếm đâu ra khẩu trang để đối phó với kafunsho đây.

Vừa qua, một cuộc khảo sát nhỏ đã được tiến hành bởi một công ty kinh doanh sản phẩm y tế, về “Ảnh hưởng của kafunsho đến công việc và các biện pháp đối phó” (theo Asahi). Kết quả khảo sát đã tiết lộ nhiều sự thật thú vị nhưng “dễ sợ” như sau:

Khoảng 70% người tham gia khảo sát cảm thấy năng suất công việc ít nhiều bị ảnh hưởng bởi kafunsho

Hơn 60% cho biết mình “ngại đi làm” do kafunsho, 10% muốn nghỉ làm ở nhà suốt mùa kafunsho. Người càng trẻ càng bị “lung lay” ý chí làm việc vì kafunsho. 88% cho rằng mình không thể tập trung vô công việc, vì các triệu chứng phổ biến nhất như “nhảy mũi”, “đau mắt” và “buồn ngủ” do tác dụng của thuốc chống kafunsho.

Có 30% người người tham gia khảo sát chi 5000 yên mỗi tháng để đối phó với kafunsho

Trong đó, khoảng 6% chi khoảng 10,000 yên. Còn 36% phải chi từ 1000 yên đến 3000 yên. Chỉ có gần 15% là không mất tiền cho kafunsho. Đồng thời, vì kafunsho không phải là một bệnh được bảo hiểm y tế chi trả, nên chi phí khá cao, chính vì vậy mà khoảng 75% người có triệu chứng, thậm chí là bị kafunsho ngại đi khám bệnh viện.

Đây cũng là một sự thật khiến người Nhật “dễ bất mãn với chính quyền” nhất, vì kafunsho khiến người Nhật khốn khổ hằng năm là do phấn hoa cây tuyết tùng, loài cây được chính phủ Nhật trồng tăng cường từ năm 1950 trên diện rộng (lên đến 20% đất rừng) vì những lợi ích cho gỗ và giữ đất của loài cây này.

Khẩu trang tiện dùng nhất để chống lại kafunsho, nhất là khi làm việc. Có đến 80% số người được hỏi đồng ý với điều này

Dù vậy, có 40% số người cảm thấy không hài lòng với khả năng phòng bệnh của khẩu trang. Hiệu quả nhất vẫn là thuốc rửa mũi, theo 69% số người tham gia khảo sát. Tiếp đó là nước nhỏ mắt và cuối cùng là thuốc uống.

Kết

Người nước ngoài thường sẽ “cảm thấy” kafunsho từ năm thứ 3 ở Nhật, cũng có người phải năm thứ 5 mới bị. Nhưng thậm chí có những người chỉ mới đến Nhật một thời gian cũng bị dính. Đây không còn là tin đồn nữa vì rất nhiều người nước ngoài đã chứng thực điều này, bạn có thể tham khảo một bài phỏng vấn tại đây.


Để phòng tránh, như có đề cập ở trên, các kỹ sư nên chuẩn bị khẩu trang, thuốc rửa mũi, thuốc uống v.v. và ăn uống đầy đủ chất, đặc biệt bổ sung vitamin để tăng sức đề kháng với bệnh tật. Các kỹ sư cũng nên hạn chế đi đến các khu đồi núi, các công viên lớn để cắm trại hay tổ chức BBQ.
Nếu bạn có triệu chứng khó thở, nhảy mũi, đau mắt thường xuyên vào thời gian này thì có thể là kafunsho đấy! Thời gian này cũng là lúc bệnh cúm, influenza và cả virus corona đang lây lan nên bạn cần “giữ mình”, phòng bệnh hơn chữa bệnh nhé!

Thông quan sân bay Nhật chỉ trong tích tắc với app “Khai báo hải quan Nhật Bản”!Prev

Cái khó ló cái khôn: Khẩu trang cho mùa dịch, kiếm ở đâu ra?Next

Related post

  1. Onsen in Japan? Why not?

    Author: Cao Ngọc Anh

    Onsen?! Đi đi đừng sợ!

    Onsen là một trong những thú vui mà…

  2. Author: Cao Ngọc Anh

    Vé Seishun 18: phượt Nam Bắc Nhật Bản giá cư…

    Nếu bạn đang có dự định đi phượt “s…

  3. Buying a house in Japan

    Author: Cao Ngọc Anh

    Đôi điều cần biết khi mua nhà ở Nhật

    Sở hữu một căn nhà luôn là mục đích…

  1. Author: Thai Ha

    Thông tin về việc nhập cảnh vào Nhật Bản…
  2. Author: Cao Ngọc Anh

    Microsoft Nhật Bản: Làm việc 32 giờ một …
  3. Khám phá

    [7/7] UPDATE – Những bài lập trình…
  4. Author: Cao Ngọc Anh

    Tập thể dục tại gia ở Nhật: top 5 …
  5. Author: Cao Ngọc Anh

    Công việc nào tại Nhật bạn có thể ứng tu…
PAGE TOP